b) Phân loại theo đặc trưng phá hủy bề mặt:
1.3.1. Giới thiệu về chất ức chế chống ăn mòn kim loạ
Chất ức chế chống ăn mòn là các chất khi thêm một lượng nhỏ vào môi trường làm việc của kim loại, nó sẽ có tác dụng làm giảm đáng kể tốc độ ăn mòn kim loại [21,22].
Từ rất sớm, việc bảo vệ sắt bằng bitum và hắc ín đã được thực hiện bởi người Roman cổđại. Việc sử dụng chất ức chếăn mòn để bảo vệ kim loại có thể đã được bắt đầu vào nửa cuối thế kỷ 19. Marangonivaf Stefanelli đã dùng chất chiết xuất từ keo, galatin, cám gạo để ức chế ăn mòn sắt trong axit, đây là kết quả của hàng thập kỷ nghiên cứu. Thành quả đầu tiên này đưa Baldwin đến xem xét việc dùng mật mía và dầu thực vật cho tẩy các tấm thép trong axit [22].
Nói chung, bất kỳ quá trình làm chậm ăn mòn nào cũng có thể xem xét là
ức chế ăn mòn. Chất ức chế ăn mòn thêm vào hệ có thể ở dạng lỏng hoặc dạng hơi hoặc cả hai.
Chất ức chế ăn mòn được sử dụng rộng rãi để bảo vệ bên trong đường ống, bình chứa thép cacbon, cũng như cho các vật liệu khác như thép hợp kim, lớp phủ... Các ngành công nghiệp sử dụng ức chế chống ăn mòn kim loại nhiều là: công nghiệp khai thác khí và dầu, tinh chế dầu, sản xuất hoá chất, công nghiệp
12
nặng, xử lý nước, giao thông vận tải, vỏ tầu, cầu đường... Chất ức chế tạo thành một lớp bảo vệ in situ bằng cách phản ứng với dung dịch hay với bề mặt ăn mòn. Sự ức chế ăn mòn là thuận nghịch và một hàm lượng tối thiểu của hợp chất ức chế phải có mặt để duy trì màng chất ức chế bảo vệ bề mặt. Để duy trì nồng độ
tối thiểu chất ức chế cần có sự lưu thông tốt và không có vùng ứ đọng nào trong hệ. Đôi khi người ta sử dụng hỗn hợp hai hay nhiều chất ức chế để tăng hiệuquả
bảo vệ. Một số yếu tố như giá cả, lượng, độ an toàn với môi trường, quan trọng nhất là hiệu quả và khả năng dễ ứng dụng cần xem xét khi lựa chọn một chất ức chế [22,81-84].