- Doanh nghiệp chủ ý lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng, làm giả hồ sơ giấy tờ, con dấu, nhất là giấy từ TSBĐ và tư cách pháp nhân Hiện nay ở Việt
1.1.5. Tiêu chí cơ bản phản ánh nợ xấu
Các tiêu chí phản ánh mức độ nợ xấu của một NHTM gồm có:
- Tiêu chí 1: Tổng nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh chung giá trị tuyệt đối của toàn
bộ khoản nợ xấu của ngân hàng.
- Tiêu chí 2: Tỷ lệ giá trị các khoản nợ xấu/tổng dư nợ (tỷ lệ nợ xấu): chỉ tiêu
Tỷ lệ nợ xấu = x 100%
Tỷ lệ này phản ánh cứ 100 đơn vị tiền tệ khi ngân hàng cho vay thì có bao nhiêu đơn vị tiền tệ mà ngân hàng xác định khó có khả năng thu hồi hoặc không thu hồi được đúng hạn tại thời điểm xác định. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng rủi ro càng cao. Theo Thông lệ và chuẩn mực quốc tế, tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 3%.
- Tiêu chí 3: Tỷ lệ nợ xấu nội, ngoại bảng/Tổng dư nợ và nợ xấu nội, ngoại bảng/Tổng nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu nội, ngoại bảng/Tổng dư nợ =
Nợ xấu nội, ngoại bảng
x 100% Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu nội, ngoại bảng/ Tổng nợ xấu =
Nợ xấu nội, ngoại bảng
x 100% Tổng nợ xấu
Các chỉ số này phản ánh chỉ tiêu tương đối của nợ xấu nội, ngoại bảng một cấu phần quan trọng của nợ xấu. Đây là những chỉ tiêu phản ánh khá trung thực về thực tế và nguy cơ mất vốn của NH. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng rủi ro mất vốn của NH càng cao. Cụ thể, với hai NH có cùng số nợ xấu thì NH nào có tỷ lệ nợ khó đòi/nợ xấu cao hơn sẽ có chỉ tiêu tuyệt đối về nợ khó đòi lớn hơn và tất nhiên là nguy cơ mất vốn sẽ cao hơn.
Nhận diện nợ xấu Phòng ngừa nợ xấu Xử lý nợ xấu Tỷ lệ trích lập DP/Dư nợ xấu = Số DPRR được trích lập x 100% Dư nợ xấu
Tỷ lệ này phản ánh quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu. Nếu tỷ lệ này càng cao thì khả năng quỹ DPRR đủ bù đắp các thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng và ngược lại. Ngoài ra cũng tùy theo tình hình cụ thể của mỗi ngân hàng hoặc quốc gia trong từng thời kỳ mà có thể có thêm các chỉ tiêu khác để đánh giá, so sánh thực trạng nợ xấu nhằm xây dựng các biện pháp xử lý hợp lý.