Nhân tố ảnh hưởng đến công tác xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc đắk lắk (Trang 41 - 42)

- Doanh nghiệp chủ ý lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng, làm giả hồ sơ giấy tờ, con dấu, nhất là giấy từ TSBĐ và tư cách pháp nhân Hiện nay ở Việt

1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác xử lý nợ xấu

Xử lý nợ xấu của Ngân hàng đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ, từ nhiều phía cả Nhà nước, Ngân hàng và bản thân khách hàng. Việc xử lý nợ xấu của các NH chịu sự tác động của các yếu tố chủ yếu sau:

Môi trường pháp lý và môi trường kinh tế

Hệ thống pháp luật hay hành lang pháp lý là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế. Hành lang pháp lý phải thuận lợi, rõ ràng và đủ mạnh thì sẽ góp phần làm lành mạnh hoạt động của các doanh nghiệp và hỗ trợ ngân hàng trong việc ngăn ngừa và xử lý nợ xấu. Nếu luật về thủ tục thế chấp, tịch thu tài sản, phá sản NH mà không được chặt chẽ thì sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực tới nền kinh tế do các khoản nợ xấu gây nên. Cơ chế pháp lý có hiệu quả thì cần phải có những biện pháp hợp lý, chặt chẽ thống nhất, xử lý nợ có hiệu quả để tránh tình trạng thủ tục rườm rà, phức tạp, kéo dài quá lâu.

Ngoài môi trường pháp lý thì môi trường kinh tế lành mạnh, minh bạch với sự phát triển đầy đủ của các thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản cũng là nhân tố ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động quản lý nợ xấu của ngân hàng.

Vốn chủ sở hữu của ngân hàng

Xử lý nợ xấu một cách triệt để đòi hỏi NH phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh, mà cụ thể ở đây là quy mô vốn chủ sở hữu. Thực tế trong số các biện pháp xử lý nợ xấu thì việc trích lập và sử dụng quỹ DPRR vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể. Tuy nhiên, không phải NH nào cũng có thể trích đủ DPRR theo quy định của pháp luật vì số thực trích DPRR tín dụng được tính vào chi phí và trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Thực tế đã có những NH lâm vào tình trạng năng lực tài chính quá thấp có khi phải mất đến mấy chục năm mới có thể xử lý hết nợ tồn đọng. Vì vậy, nâng cao năng lực tài

chính, tăng quy mô vốn chủ sở hữu là điều kiện quan trọng giúp cho NH chủ động hơn trong công tác quản lý nợ xấu của mình. Các ngân hàng với tiềm lực tài chính mạnh cũng sẽ vững vàng hơn khi gặp phải khoản tổn thất lớn do nợ xấu gây ra. Tuy nhiên ở các quốc gia đang phát triển còn cần có sự hỗ trợ từ phía chính phủ nhằm nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng.

Sự phát triển của công nghệ ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế, ngân hàng luôn là những người đi đầu trong việc ứng dụng các tiến bộ trong công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động. Sự phát triển của công nghệ ngân hàng tác động đến hệ thống thông tin và kế toán trong ngân hàng, sẽ dẫn đến thay đổi các thủ tục kiểm soát và góp phần quản lý nợ xấu có chất lượng.

Nguồn nhân lực thực hiện công tác quản lý nợ xấu

Sự phát triển của ngân hàng luôn gắn liền với đội ngũ nhân viên, họ là nhân tố quan trọng nhất trong môi trường quản lý cũng như đóng vai trò là chủ thể trực tiếp thực hiện mọi thủ tục trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các NH hoạt động có hiệu quả cao bao giờ cũng quan tâm đến việc tuyển chọn cán bộ tín dụng có trình độ, năng lực và tâm huyết. Các ngân hàng thường phải có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại để cán bộ ngân hàng thích ứng với yêu cầu thực tế. Do vậy, việc tuyển chọn và xây dựng nguồn nhân lực nhanh nhạy, có phẩm chất tốt, đáp ứng đòi hỏi của thị trường, phát hiện xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá trình cho vay là vô cùng quan trọng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác xử lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH bắc đắk lắk (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w