Đối với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN lý NGUỒN THU từ đất tại CHI cục THUẾ THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, QUẢNG BÌNH (Trang 91 - 94)

1. Tính cấp thiết của đề tài

2.1. Đối với chính quyền địa phương

Một là, để hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách trong đó có ngành Thuế là trọng tâm của việc quản lý thu thuế trong đó có thu thuế sử dụng đất, thuế SDĐPNN và các Luật thuế khác. Ban thường vụ Thành ủy, Thường trực UBND thành phố chỉ đạo tăng cường công tác phối kết hợp giữa các ban ngành, các phường, xã trong thành phố với cơ quan Thuế, Tài chính, Kho bạc Nhà nước trong việc thực hiện dự toán thu ngân sách. Thực hiện rà soát các nguồn thu ngân sách trên địa bàn; tăng cường quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế. Tổ chức xử lý, miễn giảm kịp thời, đúng quy địng của pháp luật thuế, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế. Tăng

cường công tác hậu kiểm để đảm bảo việc xử lý miễn, giảm, gia hạn thuế chặt chẽ, đúng đối tượng, đúng chính sách pháp luật của Nhà nước.

Hai là, tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý thuế; tăng cường công tác đối thoại NNT nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc của NNT, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho NNT.

Ba là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra pháp luật về thuế, đặc biệt là công tác quản lý thu thuế sử dụng đất, Thuê SDĐPNN. Thực hiện kịp thời, đầy đủ các khoản thu theo kết luận, kiến nghị của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra và các cơ quan bảo vệ pháp luật.

2.2. Đối với Cục Thuế, Chi cục Thuế

Một là, tranh thủ sự quan tâm của Tổng Cục Thuế, tăng cường kết hợp các trường đào tạo của Bộ Tài chính và các trường của địa phương mở các lớp chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức kinh tế, chuyên ngành, lý luận chính trị...cho công chức ngành thuế Quảng Bình nói chung, công chức quản lý thuế sử dụng đất, thuế SDĐPNN nói riêng nhằm để nâng cao trình độ, chuyê môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của ngành thuế. Để đáp ứng được nhu cầu trên, đòi hỏi công chức ngành thuế Quảng Bình nói chung và Chi cục Thuế Thành phố Đồng Hới nói riêng, công chức làm công tác quản lý thu thuế sử dụng đất phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để phục vụ tốt cho NNT, công việc được hòan thiện và tốt hơn.

Hai là, để thực hiện tốt công tác phối kết hợp, Cục Thuế sớm ban hành Quy chế phối hợp với các phòng các Chi cục Thuế thành phố, thị xã, thành phố thực hiện các khoản thu từ đất , phối hợp với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất khi chuyển thông tin địa chính, kịp thời xác định nghĩa vụ tài chính và thực hiện miễn giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất theo đúng quy định. Kết hợp với Sở tài nguyên và Môi trường , Sở Tài chính, phòng Tài

chính để xác định giá đất, vị trí đất, quyết định giao đất, thuê đất và giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện ghi thu số bồi thường, giải phóng mặt bằng vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.

Ba là, nhằm tăng cường số lượng công chức có chất lượng, Cục Thuế tỉnh Quảng Bình chủ động xin Tổng Cục Thuế bổ sung các chỉ tiêu tuyển dụng mới, từ đó tuyển chọn, bố trí những công chức có năng lực vào bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế. Ngoài kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ giỏi còn phải am hiểu nhiều lĩnh vực và phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để theo kịp với trình độ quản lý thuế hiện đại.

Bốn là, thực hiện việc hiện đại hoá công tác quản lý thuế mà tập trung chủ yếu là tin học hoá các quy trình quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong xu thế hội nhập và phù hợp với các thông lệ quốc tế nói chung và thu thuế sử dụng đất nói riêng thì việc áp dụng công nghệ thông tin vào kê khai, quản lý thuế là rất cần thiết, việc tổ chức cho các đối tượng nộp thuế, kê khai thuế qua mạng là một tất yếu của ngành thuế. Cục Thuế tỉnh Quảng Bình đã được nâng cấp hệ thống quản lý thuế cấp Cục Thuế, nhưng trình độ tin học của công chức tại các Chi cục Thuế còn yếu, nhiều công chức chưa khai thác hết các ứng dụng quản lý thuế, do chưa được tập huấn chuyên sâu về tin học, đặc biệt là công chức thực hiện nhiệm vụ công tác tại bộ phận quản lý thuế sử dụng đất, nên ngành thuế cũng cần đào tạo và tuyển dụng công chức tin học có trình độ và bồi dưỡng nâng cao các kiến thức tin học cho tòan thể công chức để công chức có thể vận dụng và khai thác được tất cả các ứng dụng trong công tác quản lý thuế.

[1].PGS.TS Lê Văn Ái (2010), Những vấn đề lý luận cơ bản về thuế trong nền kinh tế. (Viện nghiên cứu tài chính), NXB Tài chính, Hà Nội.

[2]. PTS Lê Văn Ái (2010), Thuế Nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội.

[3]. Ths Nguyễn Thị Lệ Thuý (2012) “5 yếu tố tác động đến sự tuân thủ pháp luật Thuế của Doanh nghiệp”, Tạp chí Thuế nhà nước,(223), tr. 8-11

[4]. Bộ Tài chính (2006), Luật quản lý Thuế, Hà Nội.

[5]. Bộ Tài chính (2015), Kế hoạch thực hiện chiến lược cải cách hệ thống Thuế đến năm 2020, Hà Nội.

[6]. Cục thống kê Quảng Bình, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2016, 2017, 2018.

[7].Cục thuế tỉnh Quảng Bình, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2016, 2017, 2018.

[8]. Luật Quản lý thuế - Khung pháp lý cao nhất đảm bảo thu đúng thu đủ.

Tạp chí thuế nhà nước, (2015), (số 3+4+5), Hà Nội.

[9]. Tổng cục Thuế (2015), Chương trình cải cách và hiện đại hóa ngành Thuế đến năm 2020, Hà Nội.

[10]. Tổng cục Thuế (2017), Quy trình hoàn thuế, Hà Nội.

[11]. Tổng cục Thuế (2017), Quy trình quản lý thu nợ thuế, Hà Nội. [12]. Tổng cục Thuế (2017), Quy trình kiểm tra thuế, Hà Nội.

[13]. http://www.kiengiang.gov.vn/

[14]. http://www.gdt.gov.vn/(2005), Dự báo số thu và chỉ tiêu thực hiện của ngành thuế Singapore.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NÂNG CAO CÔNG tác QUẢN lý NGUỒN THU từ đất tại CHI cục THUẾ THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, QUẢNG BÌNH (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w