2.1.3.1. Những thuận lợi
- Chi NSNN từng bước được cơ cấu lại theo hướng xóa bỏ bao cấp, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tăng chi đầu tư xã hội, cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp -
nông thôn, bảo vệ môi trường, củng cố an ninh - quốc phòng. Nâng cao năng lực quản lý đảm bảo chi NS ngày càng tiết kiệm và hiệu quả cao.
- Điều hành NSNN từng bước chủ động và linh hoạt hơn, NSNN luôn trở thành công cụ đắc lực phục vụ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng bằng điều chỉnh chính sách thuế, tăng chi đầu tư phát triển, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản và dự trữ nông sản.
- Chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu đối với một số khoản chi chủ yếu đã được chuẩn hóa, từ đó phát huy tính năng động sáng tạo của các cấp chính quyền, nhất là đối với ngân sách và chính quyền cấp xã.
- Địa phương chủ động khai thác nguồn thu để tăng thu cho ngân sách địa phương, các cấp chính quyền ngày càng chăm lo hơn các nguồn thu từ các loại thuế, phí, lệ phí đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo nguồn thu chung của NSNN. Các cấp chính quyền càng nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa các cấp ngân sách trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý NSNN trên địa bàn. Vì vậy, các nguồn thu chủ yếu của NSNN hàng năm đều đạt và vượt so với dự toán.
2.1.3.2. Những khó khăn
- U Minh Thượng là một huyện vùng sâu thuộc tỉnh Kiên Giang, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế; tiếp cận thông tin còn chậm, trong khi đó các bộ luật, chính sách, chế độ thì luôn luôn thay đổi.
- Việc quản lý chi NSNN cho các cấp ở địa phương chưa xứng tầm với khả năng và điều kiện cụ thể của các cấp địa phương, tập trung nhiều ở NS cấp tỉnh, chưa phát huy tốt tính sáng tạo, tự chủ và tính chịu trách nhiệm của cấp dưới. Do đó, chưa phát huy đầy đủ các nguồn lực phát triển và sức mạnh tổng hợp của các cấp chính quyền địa phương.
- Cơ cấu chi đầu tư phát triển cũng còn nhiều bật cập như: chi đầu tư XDCB cũng chưa có trọng điểm, phần lớn chi XDCB cho cơ quan công quyền, đầu tư phát triển nguồn nhân lực còn thấp, chi đầu tư phát triển hạ tầng giao thông còn dàn trải, chưa đạt hiệu quả cao.
- Về cơ cấu chi thường xuyên như: Khoa học công nghệ, môi trường, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa - thông tin, phát thanh - truyền hình còn thấp, chi cho cơ quan quản lý hành chính, đảng, đoàn thể, an ninh, quốc phòng còn chiếm tỷ trọng lớn và phân bố tỷ trọng chưa phù hợp với xu hướng phát triển.
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN PHỤCVỤ KIỂM SOÁT CHI NSNN TẠI KHO BẠC U MINH