KIẾN NGHỊ VỚI KHO BẠC NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN PHỤC vụ KIỂM SOÁT CHI tại KHO bạc NHÀ nước u MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 85 - 91)

- Trường hợp số thanh toán lớn hơn số đã tạm ứng:

3.3. KIẾN NGHỊ VỚI KHO BẠC NHÀ NƯỚC

- Tăng cường quản lý trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến vào hoạt động KBNN nhất là trong điều kiện phát triển quy mô và nghiệp vụ hiện nay việc triển khai hệ thống TABMIS cho tất cả các tỉnh thành phố vì vậy cần trang bị, đầu đủ thiết bị công nghệ phù hợp, tiên tiến từ máy trạm đến máy chủ thì việc truy cập thanh toán trên hệ truyền thông mới đảm bảo nhanh gọn và thông suốt.

Nguồn nhân lực của hệ thống KBNN hiện nay còn nhiều mặt hạn chế, thiếu hụt về kiến thức chuyên sâu về tài chính ngân sách, thiếu tự tin trong giao tiếp dẫn đến thiếu khả năng trình bày, thuyết phục, thiếu khả năng sáng tạo thụ động trong suy nghĩ. Bởi vậy nâng cao quản lý chất lượng nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố có tính quyết định đối với sự phát triển của bất cứ tổ chức kinh tế - xã hội nào nhất là đối với hệ thống KBNN điều này lại càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh chúng ta đang triển khai hệ thống TABMIS cải cách tài chính công và hội nhập khu vực kinh tế quốc tế. KBNN nên có cơ chế thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao vào làm việc tại hệ thống KBNN và nên có cơ chế khuyến khích công chức có học hàm, học vị cao vào tham gia nghiên cứu khoa học.

- Phối kết hợp với nhà thầu IBM sớm nâng cấp, điều chỉnh hệ thống TABMIS đáp ứng tối đa nhu cầu khai thác của người sử dụng, đặc biệt là phân hệ Sổ Cái (TABMIS GL) phục vụ công tác báo cáo số liệu nhanh chóng, kịp thời, thuận tiện, tránh thực hiện thủ công như hiện nay dễ dẫn đến sai sót trong công tác thu thập số liệu, sai lệch số liệu, ảnh hưởng đến quyết toán thu chi ngân sách.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi đưa ra nhận định về các hạn chế trong tổ chức công tác kế toán phục vụ kiểm soát tại Kho bạc Nhà nước U Minh Thượng, tỉnh Kiên giang. Tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này như: hoàn thiện hệ thống chứng từ, hoàn thiện hệ thống tài khoản, hệ thống báo cáo; hoàn thiện công tác tự kiểm tra kế toán; hoàn thiện phần mềm; ứng dụng. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra kiến nghị với Kho bạc nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát.

KẾT LUẬN

Nước ta đang tiến hành chương trình tổng thể cải cách nền hành chính quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trong đó, cải cách tài chính công là một nội dung quan trọng, với mục tiêu nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công, hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng NSNN; đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán phục vụ kiểm soát chi nói chung và KBNN U Minh Thượng nói riêng là một yêu cầu cần thiết trong tiến trình phát triển KBNN đến năm 2020, theo định hướng thực hiện chức năng Tổng kế toán Nhà nước của hệ thống KBNN.

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán tại KBNN U Minh Thượng cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS Lê Đức Toàn, sự giúp đỡ của các giao dịch viên KBNN U Minh Thượng, và sự nổ lực của bản thân, luận văn đã hoàn thành những nội dung cơ bản sau: bổ sung một số vấn đề lý luận về tổ chức công tác kế toán phục vụ kiểm chi NSNN trong điều kiện áp dụng TABMIS, đồng thời cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán phục vụ kiểm soát chi tại KBNN U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, giúp kiểm soát chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phát hiện kịp thời sai sót thông qua công tác kiểm tra, tự kiểm tra tài chính kế toán, hoàn thiện chế độ báo cáo, tiết kiệm thời gian, kinh phí.

Tổ chức công tác kế toán phục vụ kiểm soát chi là một vấn đề rộng, nhưng chỉ được nghiên cứu thực trạng tại một KBNN huyện. Vì vậy tác giả hy vọng đóng góp một số ít nội dung có giá trị thực tiễn vào việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán phục vụ kiểm soát chi tại KBNN. Trong quá trình

nghiên cứu, thời gian có hạn và nhận thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của quý Thầy Cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

[1]. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 Hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.

[2]. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27 tháng 11 năm 2008, hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

[3]. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/12/2012 của Bộ Tài Chính về quy đinh chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

[4]. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/1/2013 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc.

[5]. Bộ Tài chính (2014), Thông tư Thông tư 61/2014/TT-BTC ngày 12/05/2014, hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước trong điều kiện áp dụng Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc.

[6]. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/12/2012 của Bộ Tài chính.

[7]. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ Tài chính quy định hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước.

[8]. Bộ Tài chính (2017), Thông tư 13/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017, quy định quản lý thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

[9]. Chính phủ (2016), Nghị định 163/2016/NĐ/CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 [10]. Chính phủ (2016), Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2016

của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán.

[11]. Đỗ Thị Hồng Hạnh (2014), Hoàn thiện công tác kế toán NSNN tại KBNN quận Hải Châu trong điều kiện TABMIS, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng, TP Đà Nẵng.

[13]. Đinh Thị Thúy Minh (2013) Hoàn thiện công tác kế toán ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Hòa Vang trong điều kiện vận hành TABMIS, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng, TP Đà Nẵng.

[14]. Nguyễn Hoàng Nhân (2016), Hoàn thiện công tác kế toán phục vụ công tác kiểm soát chi các đơn vị hành chính sự nghiệp tại KBNN huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình, Luận văn thạc sĩ Kế toán.

[15]. Kho bạc Nhà Nước (2017), Công văn số 4696/KBNN-KTNN ngày 29 tháng 9 năm 2017 hướng dẫn thực hiện Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.

[16]. Kho bạc Nhà nước (2010), Quyết định số 163/QĐ-KBNN ngày 17 tháng 3 năm 2010, Quy định chức năng của Kho bạc Nhà nước huyện, huyện, thị xã , thành phố trực thuộc Kho bạc Nhà nước tỉnh.

[17]. Kho bạc Nhà nước U Minh Thượng (2016), Bảng cân đối tài khoản chi tiết 8211 năm 2016.

[18]. Kho bạc Nhà nước U Minh Thượng (2016), Bảng cân đối tài khoản năm 2016.

[19]. Kho bạc Nhà nước U Minh Thượng (2016), Báo cáo chi NSNN năm 2016.

[20]. Kho bạc Nhà nước U Minh Thượng (2017), Bảng cân đối tài khoản chi tiết 8211 năm 2017.

[21]. Kho bạc Nhà nước U Minh Thượng (2017), Bảng cân đối tài khoản năm 2017.

[23]. Kho bạc Nhà nước U Minh Thượng (2017), Báo cáo chi NSNN năm 2017.

[24]. Kho bạc Nhà nước U Minh Thượng (2018), Bảng cân đối tài khoản chi tiết 8211 năm 2018.

[28]. Kho bạc Nhà Nước U Minh Thượng (2018), Bảng báo cáo tình hình chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN U Minh Thượng.

[29]. Quốc hội (2015), Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015 [30]. Quốc hội (2015), Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015 [31]. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26 tháng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN PHỤC vụ KIỂM SOÁT CHI tại KHO bạc NHÀ nước u MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w