Về hệ thống chứng từ trong công tác kế toán

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN PHỤC vụ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại KHO bạc NHÀ nước HUYỆN sơn tây, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 61 - 62)

- Tất cả các đơn vị giao dịch trong hệ thống KBNN và các đơn vị

a. Quy trình quản lý chi thường xuyên:

2.3.2. Về hệ thống chứng từ trong công tác kế toán

Chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS được thực hiện theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/1/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ kho bạc (TABMIS).

a. Công tác lập chứng từ kế toán và phản ánh nghiệp vụ phát sinh vào chứng từ:

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động thu, chi NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN đều phải lập chứng từ kế toán; chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, trên chứng từ phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các nội dung theo quy định. Chứng từ kế toán có thể được lập theo mẫu in sẵn hoặc được lập và in ra trên máy tính theo phần mềm kế toán.

Chứng từ kế toán tại KBNN Sơn Tây được thể hiện dưới hai hình thức là chứng từ kế toán bằng giấy và chứng từ kế toán điện tử và gồm hai loại là chứng từ kế toán và chứng từ hướng dẫn.

b. Công tác kiểm tra chứng từ:

Tất cả các chứng từ kế toán do KBNN lập hay do bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung ở bộ phận kế toán, bộ phận kế toán phải kiểm tra đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và thực hiện ghi sổ kế toán.

* Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán:

- Kiểm tra tính pháp lý của chứng từ và của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ghi trên chứng từ kế toán.

- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các nội dung ghi chép trên chứng từ kế toán.

- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.

c. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán

Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán phù hợp với quy trình TABMIS theo từng phân hệ đảm bảo các công việc sau:

- Lập, tiếp nhận, phân loại chứng từ kế toán.

- Kế toán viên, Kế toán trưởng kiểm tra, ký vào chỗ quy định trên chứng từ; Trình lãnh đạo ký.

- Định khoản, nhập bút toán vào hệ thống; phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán.

- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN tổ CHỨC CÔNG tác kế TOÁN PHỤC vụ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước tại KHO bạc NHÀ nước HUYỆN sơn tây, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w