- Tổ chức rà soát, đánh giá lại bộ máy kế toán cả về số lượng lẫn trình
3.2.6. Hoàn thiện phần mềm, ứng dụng TABMIS
- Kho bạc Nhà nước (Ban triển khai dự án TABMIS) cần nghiên cứu nâng cấp đường truyền đảm bảo việc truy cập vào hệ thống thông suốt 24/24 với tốc độ nhanh, ổn định. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nâng cao năng lực hoạt động của TABMIS.
- Với số người đăng ký sử dụng TABMIS rất lớn và số người thường xuyên truy cập, sử dụng đồng thời trên 4.000 người, ngoài việc đề xuất được
đầu tư nâng cấp trang thiết bị, KBNN Sơn Tây cần phải có biện pháp tổ chức công việc khoa học nhằm sử dụng tối đa và tối ưu năng lực của hệ thống.
- Ngắt đường truyền hệ thống TABMIS vào các ngày nghỉ, thực hiện chế độ bảo trì, nâng cấp hệ thống. Bộ phận quản trị hệ thống cần thường xuyên rà soát, đôn đốc nhắc nhở các đơn vị còn tồn tại các giao dịch dở dang trên hệ thống, làm tắc nghẽn và ảnh hưởng tới bộ sổ dùng chung.
- Kho bạc Nhà nước (Ban triển khai TABMIS) cần phối hợp với nhà thầu IBM (Nhà thầu thiết kế chương trình) xem xét, sửa một số lỗi sau:
+ Đảm bảo việc kết nối các chương trình TCS, TTSP luôn được thông suốt. Đưa thêm phân hệ quản lý chi đầu tư vào TABMIS trên cơ sở chương trình Đầu tư Kho bạc (ĐTKB) hiện nay.
+ Đảm bảo việc kiểm soát số dư tài khoản tiền gửi và dự toán. Kế toán viên không thực hiện dành dự toán được khi dự toán không đủ, và khi Kế toán trưởng chưa ký duyệt; Kế toán viên không tạo được YCTT khi số dư tài khoản tiền gửi không đủ; Không cho phép kế toán viên hủy bút toán trên các phân hệ khi Kế toán trưởng đã phê duyệt…
+ Thêm chức năng, hoặc loại báo cáo phục vụ công tác kiểm soát tồn quỹ ngân sách các cấp, đặc biệt là cấp huyện và cấp xã. (Hiện nay vẫn theo dõi thủ công).
+ Đối với công tác xử lý cuối năm, chương trình phải tự tạo ra các bút toán hạch toán đồng thời tại kỳ năm trước và kỳ năm sau để giảm bớt khối lượng công việc, tăng độ chính xác.
- Về đề nghị thiết lập báo cáo trên TABMIS:
+ Thiết kế để hệ thống cho phép màn hình công thức báo cáo đã được cài đặt trên hệ thống để có thể kiểm tra tính chính xác của việc thiết lập công
thức kết xuất số liệu so với bản gốc và người dùng có thể xem được công thức tính toán số liệu của các chỉ tiêu ngay trên hệ thống.
+ Thống nhất công thức lấy số liệu các chỉ tiêu tương ứng giữa báo cáo thu, chi NSNN và báo cáo nhanh mẫu B8 để đảm bảo số liệu khớp đúng giữa các mẫu báo cáo này.
- Về tham số khai thác báo cáo theo chế độ quy định:
+ Bỏ bớt tham số phải khai báo: “địa bàn in báo cáo”, “ngày in báo cáo” nên bỏ không cần khai báo phần tham số mà để mặc định trên hệ thống, báo cáo sẽ hiển thị theo ngày của hệ thống khi chạy báo cáo và địa bàn theo đơn vị hoạt động. Nghiên cứu bỏ tham số như “nguồn dữ liệu”, “kiểu in báo cáo”, “chỉ tiêu hiện thị”…
+ Hạn chế tham số cho phép lấy số liệu quá chi tiết đối với một số báo cáo như B2-02, B3-03, hệ thống cho phép khai báo tham số như cấp quản lý, Nhóm – mục – tiểu mục … Nếu người dùng đặt tham số khai thác báo cáo chi tiết thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu năng của hệ thống, thực tế những yêu cầu này là không hiệu quả và không cần thiết.
- Khai thác số liệu nhanh phục vụ yêu cầu đột xuất, đặc thù của địa phương: cần nghiên cứu có những hướng dẫn rất cụ thể về việc sử dụng các báo cáo chuẩn, truy vấn số liệu trên TABMIS để lấy số liệu trong các tình huống báo cáo nhanh, đặc thù để có số liệu lập được các mẫu biểu theo yêu cầu.
- Mặt khác để đảm bảo hiệu quả và giảm tải khối lượng việc cho kế toán KBNN cần có các phần mềm hỗ trợ khai thác số liệu, lập mẫu biểu báo cáo song phương với TABMIS để đáp ứng trong tình huống này.
3.3. KIẾN NGHỊ