- Tổ chức rà soát, đánh giá lại bộ máy kế toán cả về số lượng lẫn trình
3.2.4. Hoàn thiện hệ thống báo cáo
- Các báo cáo trên TABMIS rất nhiều, cung cấp thông tin về nhiều đối tượng và phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Mỗi báo cáo lại chia ra kỳ báo cáo (tháng, năm) và thường rất dài có khi đến hàng trăm trang. Các báo cáo này lại có một số không đúng theo quy định trong chế độ kế toán. Vì vậy, cần phải điều chỉnh lại một số báo cáo trên TABMIS và xác định loại báo cáo nào phải in ra giấy, loại báo cáo nào chỉ lưu file để giảm bớt khối lượng công việc và tiết kiệm giấy.
+ Các báo cáo phải in ra giấy: Bảng cân đối tài khoản, báo cáo thu, báo cáo chi kỳ tháng, năm.
+ Các báo cáo chỉ lưu file: Sổ chi tiết tài khoản mẫu S2-02,B2-02,B3- 03… (Khi cần thiết mới in vì thường rất dài)
- Ngoài ra KBNN nên giảm thiểu lượng báo cáo mà KBNN cấp huyện phải lập định kỳ hàng tháng, quý, năm in ra và gửi KBNN tỉnh, vì hệ thống TABMIS cấp tỉnh có thể truy xuất dữ liệu của tất cả các KBNN cấp huyện với người sử dụng được phân quyền kế toán tổng hợp.
- Đề nghị quy định việc lập sổ kế toán, trách nhiệm lập báo cáo cho cơ quan Tài chính các cấp đối với số liệu hạch toán chi NSNN bằng lệnh chi tiền.
- Thống nhất danh mục báo cáo quản trị từ các văn bản có liên quan như chế độ kế toán, các văn bản hướng dẫn quyết toán, văn bản khác để có cơ sở xây dựng báo cáo trên TABMIS kết xuất số liệu tự động từ hệ thống, không phải làm thủ công như hiện nay.
- Nghiên cứu quy định việc kết xuất Bảng cân đối tài khoản theo ngày kết sổ, để đảm bảo trên báo cáo phản ánh đầy đủ số liệu hoạt động trong kỳ và chuyển khai thác báo cáo này sang kho dữ liệu.