Tình hình biến động chung.

Một phần của tài liệu Đề tài “Giải pháp tăng cường huy động vốn tài Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam” docx (Trang 40 - 49)

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Sở giao dịch Ban giám đốc

2.2.1. Tình hình biến động chung.

Trong khoảng 3 năm trở lại đây, có nhiều biến động xung quanh các yếu tố liên quan tới tổng thể hoạt động huy động vốn của SGD-NHĐT&PTVN.

Bảng 2.7: Tình hình biến động huy động vốn tại SGD-NHĐT&PTVN

Đơn vị: tỷ đồng Năm Tổng lượng vốn huy động Tăng/giảm so với năm trước.

Chênh lệch ( Số tuyệt đối) Chênh lệch (Số tương đối) 2005 7,570 2006 10,111 2,541 33.57% 2007 13,620 3,509 34.71%

Có thể thấy Sở giao dịch đã đạt mức tăng trưởng đáng kể trong vòng 3 năm gần đây. Bên cạnh việc thực hiện các sản phẩm huy động vốn truyền thống, Sở đã triển khai nhiều hoạt động huy động vốn dân cư hấp dẫn như: Tiết kiệm dự thưởng ( mỗi năm khoảng 2 đợt), tiết kiệm phân tầng, tiết kiệm rút dần, huy động vốn khuyến mãi tặng thẻ bảo hiểm, phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn dưới hình thức kì phiếu, phát hành giấy tờ có giá dài hạn dưới hình thức trái phiếu hay chứng chỉ tiền gửi ( thời hạn 3 năm hay 5 năm).

Sở giao dịch còn đề ra các chiến lược Marketing để góp phần thúc đẩy tăng trưởng vốn, tiếp cận tới khách hàng theo nhiều hình thức khác nhau, trên các phương tiện thông tin đại chúng hay tư vấn trực tiếp, phát huy hiệu quả của công cụ lãi suất… nhằm huy động vốn theo nhiều kênh, nhiều nguồn khác nhau.

Cơ cấu huy động vốn cũng có nhiều biến động.

Tỷ trọng nguồn vốn huy động trung và dài hạn của sở giao dịch chiếm khoảng 40%- 50% tổng nguồn vốn huy động và có xu hướng giảm qua các năm trong khi đó tỷ trọng vốn ngắn hạn lại tăng. Nguyên nhân chủ yếu là

những năm gần đây, tình hình nền kinh tế khu vực và trong nước không ổn định, nhiều biến động, lo sợ đồng tiền mất giá, khách hàng sẽ không gửi tiền vào ngân hàng hoặc gửi với kì hạn ngắn để giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, các tổ chức kinh tế - tăng cường gửi tiền vào tài khoản tiền gửi thanh toán nhằm mục đích giao dịch.

Về loại tiền gửi, huy động VND chiếm trung bình khoảng hơn 80% tổng nguồn vốn. Vốn huy động bằng ngoại tệ không nhiều do thị trường ngoại hối có nhiều biến động, ảnh hưởng tới tâm lý khách hàng.

2.2.2. Huy động vốn nợ.

Hoạt động huy động nợ của Sở giao dịch, được thực hiện thông qua các kênh như sau :

- Huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư - Huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế - Phát hành kì phiếu, trái phiếu

- Huy động khác

Các hình thức huy động vốn của SGD đã đạt được những kết quả nhất định, mặc dù vẫn có sự biến động tăng giảm qua các năm do nhiều nhân tố tác động nhưng tổng lượng vốn huy động vẫn có sự tăng trưởng đều qua các năm.

Trong 2 năm 2006 và 2007, huy động nợ của SGD tăng bình quân khoảng 34% so với năm tài chính trước đó, một con số không phải là nhỏ.

Có thể nhận định khái quát về tình hình huy động nợ tại SGD – NHĐT&PTVN qua bảng số liệu dưới đây.

Bảng 2.8: Các hình thức huy động vốn tại SGD-NHĐT&PTVN Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 2006/2005 2007/2006 Tiền gửi TCKT 4,408 7,285 11,821 65 62

Tiền gửi TK dân cư 2,168 2,290 1,601 5.61 -30.08

Kỳ phiếu 231 122 27 -47.07 -77.41

Trái phiếu, CCTG 650 379 136 -41.63 -64.10

Huy động khác 113 35 35 -69.43 0.00

Tổng cộng 7,570 10,111 13,620 34 35

(Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn SGD-NHĐT$PTVN)

Trong khi huy động tiền gửi từ các doanh nghiệp sản xuất tăng một cách đáng kể thì huy động từ dân cư cũng như các hình thức huy động thông qua phát hành kì phiếu, trái phiếu, CCTG lại giảm. Trong đó, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2005 ở mức gần 60% nhưng cho đến năm 2007 đã lên tới 86% đạt hơn 11,821 tỷ đồng trên tổng số 13,620 tỷ đồng tổng nguồn vốn huy động nợ, trung bình mỗi năm tăng khoảng 60% so với năm trước đó. Nguồn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư tuy cũng chiếm một tỷ trọng tương đối, nhưng lại giảm rõ rệt vào năm 2007. Các nguồn huy động từ phát hành giấy tờ có giá thì đều giảm tương đối nhiều trong vòng 2 năm trờ lại đây. Có thể phân tích sự thay đổi của từng nguồn huy động như sau:

Huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế

Bảng 2.9: Huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế.

Đơn vị : tỷ đồng.

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tiền gửi của TCKT 4,408 7,285 11,821

Tiền gửi không kì hạn

844 1,645 3,427

Tiền gửi có kì hạn 3,563 5,640 8,394

(Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn SGD-NHĐT&PTVN)

Nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế tăng đều qua các năm đối với cả 2 loại là tiền gửi không kì hạn và tiền gửi có kì hạn. Tiền gửi không kì hạn năm 2007 đã tăng hơn 4 lần so với năm 2005 đạt 3,427 tỷ đồng (tăng hơn 50% so với năm 2006). Tiền gửi có kì hạn cũng tăng, tuy ở mức độ khiêm tốn hơn nhưng không phải là con số nhỏ với tốc độ tăng trưởng gần 35% 1 năm, năm 2007 đạt 8,394 tỷ đồng tăng khoảng 33% so với con số 5,640 tỷ đồng năm 2006.

Biểu đồ 2.1 : Cơ cấu huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế.

Tuy nhiên so sánh tương quan giữa 2 loại tiền gửi thì tiền gửi có kì hạn rõ ràng vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tiền gửi không kì hạn.

Thực tế trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay mà SGD vẫn thu hút được một lượng vốn lớn từ các tổ chức kinh tế, rõ ràng đó là một cố gắng rất lớn. SGD đã không ngần ngại áp dụng các biện pháp mới trong công tác huy động nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời tìm kiếm lợi ích tốt nhất cho ngân hàng. Trong khoảng 3 năm trở lại đây, SGD đã sử dụng các chính sách hợp lý có thể kể ra sau đây:

Khuyến khích các tổ chức kinh tế mở tài khoản cá nhân cho cán bộ công nhân viên: Kể từ khi SGD-NHĐT&PTVN được chọn làm đơn vị thí điểm thực hiện mở tài khoản cá nhân cho cán bộ công nhân viên cho đến nay, rất nhiều công ty có quan hệ với Ngân hàng đã thực hiện trả lương qua tài khoản. Bên cạnh đó, hệ thống máy rút tiền tự động ATM cũng được đưa vào sử dụng rộng khắp, tạo thuận tiện cho khách hàng trong việc gửi tiền cũng như rút tiền, nhờ đó mà thu hút được ngày càng nhiều khách hàng.

Khuyến khích các tổ chức kinh tế mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở giao dịch: Mặc dù đây là nguồn tiền gửi không ổn định nhưng lãi suất lại thấp trong khi vẫn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế. Sở giao dịch đã linh hoạt sử dụng các chính sách để khuyến khích đối tượng khách hàng doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng : Ưu tiên cho những khách hàng thường xuyên có số dư tiền gửi cao và ổn định sẽ được giảm lãi suất khi vay tiền từ ngân hàng, ưu đãi trong việc thu phí các

dịch vụ khác của ngân hàng. Bên cạnh đó, SGD tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng cáo về chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Việc hiện đại hóa ngân hàng cũng góp phần mang lại số lượng lớn khách hàng cho ngân hàng. Nhờ những biện pháp tích cực đó mà Ngân hàng đã tiếp cận với rất nhiều khách hàng lớn như Bảo hiểm xã hội, Tổng công ty dầu khí, Tổng công ty điện lực … tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức này chiếm khoảng 55%-60% tổng nguồn vốn huy động.

Bảng 2.10: Cơ cấu các loại tiền trong tiền gửi của các tổ chức kinh tế.

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

VND 3,390 (91.5%) 4,091 (92.8%) 7,363 (94.1%)

Ngoại tệ 315 (8.5%) 317 (7.2%) 462 (5.9%)

Tổng cộng 3,705 (100%) 4,408 (100%) 7,825 (100%)

( Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn SGD-NHĐT&PTVN )

Ta có thể thấy, trong tổng lượng tiền gửi thì tiền gửi bằng VND là chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn ngoại tệ kể cả về quy mô lẫn tốc độ tăng trưởng. Điều này có thể giải thích dễ dàng, do hầu hết các khách hàng của Sở là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư phát triển, ít có nhu cầu sử dụng ngoại tệ cũng như có ít các khoản thu bằng ngoại tệ.

Huy động tiền gửi từ dân cư. Tiền gửi tiết kiệm

Huy động tiền gửi từ dân cư tuy không chiếm tỷ trọng lớn như khoản tiền gửi huy động từ các tổ chức kinh tế trên địa bàn, tuy nhiên vẫn là một công cụ truyền thống và phổ biến trong công tác huy động vốn của ngân hàng. Đây là

hình thức huy động không chỉ riêng SGD-NHĐT&PTVN quan tâm mà tất cả các ngân hàng khác đều muốn thu hút vì thực tế hiện nay, nguồn tiền nhàn rỗi trong tay dân cư là rất lớn, tiềm năng lớn hơn nhiều so với số tiền hiện đang gửi trong các ngân hàng, lại là nguồn tương đối ổn định. Đặc biệt tại các thành phố lớn, tập trung dân cư đông đúc và mức sống tương đối cao thì ngân hàng càng phải chú trọng đến công tác huy động nguồn vốn nợ này.

Bảng 2.11: Cơ cấu loại tiền trong tiền gửi tiết kiệm của dân cư.

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

VNĐ 1,374 (62.2%) 1,416 (65.3%) 1,546 (67.5%)

Ngoại tệ 835 (37.8%) 752 (34.7%) 744 (32.5%)

Tổng cộng 2,209 (100%) 2,168 (100%) 2,290 ( 100%)

(Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn SGD-NHĐT&PTVN)

Vốn huy động từ tiền gửi của dân cư qua các năm tuy có những biến động tăng giảm nhưng không quá lớn. Năm 2005 tổng tiền gửi tiết kiệm đạt 2,168 tỷ đồng giảm khoảng 2% so với năm 2004 (2,209 tỷ đồng), tuy nhiên sang năm 2006 lại tăng trở lại đạt mức 2,290 tỷ đồng. Cơ cấu loại tiền theo xu hướng tỷ trọng tiền gửi VNĐ tăng dần qua các năm và thường chiếm khoảng hơn 60% trong tổng lượng tiền gửi tiết kiệm của dân cư, trong khi đó tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ giảm dần từ 37.7% năm 2004 cho đến năm 2006 chỉ còn khoảng 32.5% . Nguyên nhân là do tỷ giá đồng VN so với đồng ngoại tệ trong khoảng thời gian từ 2004 đến nay là không có quá nhiều biến động mà mức lãi suất cho tiền gửi VNĐ lại cao hơn tiền gửi ngoại tệ nên dân cư ưa thích gửi tiết kiệm bằng VNĐ hơn.

SGD-NHĐT&PTVN cũng tìm nhiều cách để khuyến khích cư dân gửi tiền vào Ngân hàng mình như việc sử dụng các hình thức tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, đa dạng hóa kì hạn tiền gửi tiết kiệm, ưu tiên về lãi suất cho vay hay rút tiền trước hạn …

Phát hành giấy tờ có giá ( kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi)

SGD là đơn vị dẫn đầu trong toàn hệ thống đối với các hoạt động liên quan đến phát hành các loại giấy tờ có giá bao gồm kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi.

Tuy nhiên, theo số liệu 3 năm trở lại đây thì hoạt động huy động vốn từ kì phiếu, trái phiếu cũng như chứng chỉ tiền gửi lại có xu hướng giảm, nếu năm 2005, số lượng vốn huy động được theo hình thức này đạt được khoảng 881 tỷ đồng thì đến năm 2006 chỉ còn 501 tỷ đồng ( giảm 43%), cho đến năm 2007 thì chỉ thu được 164 tỷ đồng từ phát hành giấy tờ có giá (giảm 337 tỷ đồng).

Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá.

Huy động từ kỳ phiếu cũng như trái phiếu và CCTG đều có sự biến động giảm dần, trong các năm 2006 và 2007, tỷ trọng của nguồn vốn thu được từ việc phát hành kì phiếu là giảm so với tổng nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá.

SGD đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm tăng cường huy động tiền gửi trong dân cư như việc mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch, đưa ra lãi suất hấp dẫn hơn so với tiết kiệm thông thường cùng kỳ hạn, cho phép thanh toán

trước hạn vẫn được hưởng mức lãi suất tuỳ thuộc vào thời gian thực gửi, được phép sử dụng để cầm cố, kĩ quỹ bảo lãnh để vay vốn … Tuy nhiên, vốn huy động từ dân cư (bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm và phát hành giấy tờ có giá) không những không đạt được tăng trưởng mà còn có xu hướng giảm qua các năm. Nguyên nhân của tình trạng này có thể giải thích là do chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2007 là quá cao, trung bình cả năm là khoảng 8.3%, người dân e ngại việc gửi tiền vào ngân hàng, muốn giữ tiền để đề phòng mất giá và chi tiêu. Bên cạnh đó sự phát triển của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường vàng … đã thu hút một lượng vốn lớn từ dân cư. Hơn nữa việc ổn định ban đầu sau khi tách chi nhánh, chuyển giao khách hàng dân cư và quỹ tiết kiệm cũng phần nào gây trở ngại cho Sở trong việc huy động vốn từ dân cư.

Huy động vốn khác

Chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, năm 2005 đạt 113 tỷ đồng nhưng trong 2 năm 2006 và 2007 chỉ dừng ở con số 35 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Đề tài “Giải pháp tăng cường huy động vốn tài Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam” docx (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w