Phương pháp nội nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy carbon của trạng thái rừng phục hồi IIA tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 41 - 44)

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.3. Phương pháp nội nghiệp

nghiệp

- Xác định lượng tích lũy carbon của cây sống bằng cách áp dụng phương pháp RaCSA để tính tốn:

+ Xác định sinh khối cây sống: Cô lập và lưu trữ một lượng lớn carbon trong phần sinh khối trên mặt đất của chúng (thân, cành, lá) và bên dưới mặt đất (rễ). Đo tính lượng carbon tích lũy của cây bắt đầu bằng đo tính sinh khối cây. Sử dụng phương

pháp bảo tồn cây (Non - destructive measurement). Tính sinh khối theo cơng thức sẵn có.

Quy đổi giá trị đo đếm cây thành sinh khối trên mặt đất, đối với cây rừng tự nhiên có thể sử dụng cơng thức sau:

Y = 0,118D2,53 (Brown etal, 1989)

(Y= sinh khối cây, kg/cây; D = đường kính vị trí 1,3 mét, cm) + Xác định sinh khối rễ cây thơng qua phương trình tương quan: Sinh khối dưới mặt đất = Sinh khối trên mặt đất/SRratio

(SRratio= tỷ lệ thân : rễ = 4 : 1)

+ Xác định sinh khối khô:

- Xử lý mẫu trước khi sấy: Cân kiểm tra lại tổng sinh khối tương của mẫu đánh giá lượng bốc hơi tự nhiên trong quá trình vận chuyển mẫu. Băm mẫu nhỏ đường kính 0,2mm, trộn đều lấy 30 gam tương ứng trọng lượng tươi để sấy khô.

- Sấy mẫu: Sử dụng phương pháp sấy mẫu bằng tủ sấy ở nhiệt độ 90 - 1050C trong khoảng thời gian từ 6 - 8h. Kiểm tra trọng lượng trong suốt quá trình sấy, kiểm tra trọng lượng của mẫu sau 2, 4, 6, 8 và 9h sau khi sấy. Nếu sau 3 lần kiểm tra khối lượng khơng đổi thì thu được sinh khối khơ. Đem cân xác định trọng lượng khô của mẫu.

Dựa vào trọng lượng khô kiệt, độ ẩm của từng mẫu trên và dưới mặt đất, sẽ xác định theo công thức sau:

MC(%) = (FW – DW/FW)*100

Trong đó: MC là độ ẩm tính bằng %. FW là trọng lượng tươi của mẫu.

DW là trọng lượng khô kiệt của mẫu.

Tổng sinh khối khơ của cây gỗ (SKK) được tính như sau:

Trong đó: SKK(TMĐ) là tổng sinh khối khô bộ phận trên mặt đất.

SKK(DMĐ) là tổng sinh khối khơ bộ phận dưới mặt đất.

+ Cách tính lượng carbon tích lũy: Sau khi tồn bộ giá trị sinh khối của các thành phần được quy ra đơn vị kg khơ/ha. Tính tổng tồn bộ các hợp phần tạo thành sinh khối khô trên mặt đất (DW).

Xác định hàm lượng carbon (Wcarbon) trong sinh khối thông qua việc áp dụng hệ số mặc định 0,46 thừa nhận bởi Ủy ban quốc tế về biến đổi khí hậu (IPCC, 2003). Nghĩa là hàm lượng carbon được tính bằng cách nhân sinh khối khơ với 0,46.

Tính theo cơng thức:

Wcarbon = 0,46*DW (kg/OTC hoặc tấn/ha).

+ Sử dụng SPSS đánh giá lượng carbon ảnh hưởng bởi các nhân tố điều tra như địa hình. Cụ thể các bước tiến hành như sau:

* Bước 1: Chọn Analyze trên thanh công cụ.

* Bước 2: Chọn Compare means trong hộp thoại Analyze.

* Bước 3: Trong Compare means chọn Independent samples T Test

* Bước 4: Trong hộp thoại Independent samples T Test đưa D1,3 vào

Test variables và Vitri vào Grouping variable.

* Bước 5: Trong hộp thoại Define group: Group 1 ghi 1(vị trí chân),

group 2 ghi 2 (vị trí sườn) rồi nhấn OK. Kết quả phân tích ảnh hưởng sẽ xuất hiện ra ở bảng Output - SPSS view

- Sau đó để dự tính lượng CO2 hấp thu tương ứng ta áp dụng công thức: CO2 = C*(44/12) (kg/OTC hoặc tấn/ha). (Theo ICRAF, 2010)

- Sử dụng phần mềm Excell để tổng hợp và tính tốn về sinh khối tầng cây gỗ, cây bụi thảm tươi. Phân tích và tính tốn lượng Carbon trong mẫu vật và viết báo cáo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy carbon của trạng thái rừng phục hồi IIA tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w