Đặc điểm cấu trúc tổ thành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy carbon của trạng thái rừng phục hồi IIA tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 44 - 48)

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi trạng thái IIA tại huyện Sìn Hồ

3.1.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành

Tổ thành được hiểu là chỉ tiêu biểu thị tỉ lệ mỗi lồi hay nhóm lồi tham gia tạo thành rừng, tuỳ thuộc vào số lượng lồi có mặt trong lâm phần mà phân chia lâm phần thành rừng thuần hoài hay hỗn lồi, các lâm phần rừng có tổ thành lồi khác nhau thì chức năng phịng hộ, bảo vệ mơi trường sinh thái và tính đa dạng sinh học cũng khác nhau.

Cấu trúc tổ thành được đánh giá đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái của quần hợp cây gỗ, chúng tôi sử dụng chỉ số mức độ quan trọng (Importance Value Index = IVI) để biểu thị công thức tổ thành tầng cây gỗ cho các trạng thái rừng phục hồi vì nó biểu thị tốt hơn và tồn diện hơn cho các tính chất tương đối của hệ sinh thái so với các giá trị đơn ưu tuyệt đối của mật độ, tần suất, độ ưu thế.

Theo đó, những lồi cây có chỉ số IVI >5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978) trong lâm phân nhóm lồi nào chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm lồi đó được coi là lồi ưu thế. Cơng thức tổ thành nó phản ánh mối quan hệ giữa các loài cây trong một quần xã thực vật với điều kiện ngoại cảnh.

Từ số liệu điều tra trên 9 ơ tiêu chuẩn ở các vị trí điển hình khác nhau của tầng cây cao trạng thái rừng phục hồi IIA tại 3 xã Pa Tẩn, Lùng Thàng, Ma Quai, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, đề tài xác định cơng thức tổ thành tầng cây cao trạng thái rừng phục hồi IIA được tổng hợp vào bảng 3.1.

Bảng 3.1. Công thức tổ thành trạng thái rừng IIA huyện Sìn Hồ OTC Pa Tần Lùng Thàng Ma Quai

(Ghi chú: Khv: Kháo vàng, Var: Vải rừng, Gim: Giổi mỡ, Dec: Dẻ cau, Reh:

Re hương, Dar: Đào rừng, Xod: Xoan đào, Thn: Thành ngạnh, Sot: Sơn ta, Seđ: Sến đất, Lex: Lim xẹt, Sas: Sau sau, Sde: Sồi dẻ, Sti: Sịi tía, Hud: Hu đay, Nhr: Nhãn rừng, Mad: Mán Đỉa, Cht: Chẹo tía, Deg: Dẻ gai, Sru: Sung

rừng, Lk: Lồi khác).

Qua bảng 3.1 chỉ ra cơng thức tổ thành tầng cây gỗ ở trạng thái rừng phục hồi IIA cho thấy số cây biến động từ 320 - 368 cây/ha. Số loài biến động từ 18 - 23 loài. Số loài tham gia vào công thức tổ thành từ 7 - 10 lồi. Ở OTC 2 và 4 có số lồi lớn nhất với 23 lồi, số lồi nhỏ nhất ở OTC 9 là 18 loài. Số

cứu là những loài cây ưa sáng mọc nhanh, xuất hiện một số lồi cây chịu bóng có tuổi thọ cao nguồn gốc từ hạt giống ở khu vực hay từ những nơi khác đến. Các loài cây tham gia chủ yếu vào công thức tổ thành như: Kháo vàng, Lim xẹt, Thành ngạnh, Chẹo tía, Mán đỉa, Vải rừng, Re hương, Sịi tía, Hu đay…

Hình 3.1. Biểu đồ tổng số lồi/số lồi ưu thế

Qua hình 3.1 ta nhận thấy số loài cây tầng cao ở trạng thái rừng phục hồi IIA tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu biến động về lồi là từ 18 - 23 lồi, có từ 7 - 10 lồi cây ưu thế tham gia vào cơng thức tổ thành của các ô tiêu chuẩn. Trong 12 OTC nghiên cứu chỉ có OTC2 có lồi ưu thế cao nhất là 10 lồi và có OTC1, OTC4 và OTC9 có lồi ưu thế chiếm tỉ lệ nhỏ nhất là 7 loài.

Như vậy, thành phần loài cây tầng cây cao trong trạng thái rừng phục hồi IIA tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu vẫn khá đơn giản. Chủ yếu là các loại cây tiên phong ưa sáng, mọc nhanh, cây gỗ tạp, ít có giá trị kinh tế. Các lồi này đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển mạnh, chưa có tính ổn định và bền vững. Sau một thời gian phục hồi nữa thì thành phần các lồi cây sẽ thay đổi phản ánh đúng quá trình diễn thế thứ sinh của rừng phục hồi và dần đạt tới sự cân bằng, ổn định về lâu dài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tích lũy carbon của trạng thái rừng phục hồi IIA tại huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w