BỐI CẢNH QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu NQ55-bcv-5-2020 (Trang 30 - 31)

 Hòa bình, hợp tác, liên kết phát triển bền vững vẫn là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế. Phát triển bền vững trở thành xu thế bao trùm trên thế giới; kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn. Tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến động phức tạp tác động đến việc cung cấp năng lượng. Sự cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu năng lượng lớn có tác động mạnh đến thị trường năng lượng toàn cầu.

Nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên thế giới vẫn tiếp tục gia tăng dẫn đến sự cạnh tranh các nguồn nhiên liệu nhập khẩu. Năng lượng trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị của các nước trên thế giới. Năng lượng tái tạo, năng lượng xanh là xu thế lớn, phát triển rõ nét trong thời gian tới.

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

đang diễn biến nhanh, tác động sâu rộng, đa chiều đến kinh tế, xã hội của mọi quốc gia. Công nghệ số sẽ làm thay đổi phương thức quản lý Nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hóa, xã hội, trong đó có sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng năng lượng.

Xu thế phát triển các siêu đô thị và đô thị thông minh ngày càng gia tăng, tác động mạnh đến nhu cầu và phương thức sử dụng năng lượng và an ninh năng lượng của mỗi quốc gia.

 Biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, sự nóng lên toàn cầu, nước biển dâng sẽ tiếp tục đặt ra nhiều thách thức cho phát triển năng lượng bền vững.

Một phần của tài liệu NQ55-bcv-5-2020 (Trang 30 - 31)