TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH ĐẾN NGÀNH NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA

Một phần của tài liệu NQ55-bcv-5-2020 (Trang 35 - 36)

NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA

Phải cung cấp đầy đủ năng lượng đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng nhanh phục vụ phát triển kinh tế. Với tăng trưởng kinh tế khoảng 7% hàng năm, nhu cầu năng lượng, đặc biệt là nhu cầu về điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội sẽ vẫn duy trì ở mức cao. Nhu cầu điện dự báo vẫn tăng khoảng 10% trong thập kỷ tới, do đó, việc đảm bảo phát triển đầy đủ và kịp thời hạ tầng cơ sở hệ thống năng lượng là một thách thức hàng đầu.

Trữ lượng và khả năng cung cấp năng lượng trong nước đã đến gần mới mức giới hạn, khó khăn cho việc phát triển các nguồn cung mới.

Hiệu suất sử dụng năng lượng thấp cả ở phía cung và phía cầu.

Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển năng lượng tăng nhanh, nhà nước không đủ để đáp ứng nhu cầu. Đặc biệt trong bối cảnh nợ công tăng cao và quá trình cổ phần hóa chậm: theo ước tính vốn đầu tư cho 3 phân ngành điện (IE, 2017, trang 234), than, dầu khí trong giai đoạn 2016- 2035, nhu cầu vốn đầu tư hàng năm khoảng 300 nghìn tỷ đồng (xấp xỉ 15 tỷ USD hàng năm), trong đó, ngành điện lực chiếm khoảng 66%, phân ngành dầu khí chiếm 29% và phân ngành than chiểm 5%.

Thị trường năng lượng mới ở giai đoạn đầu, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tính cạnh tranh và hiệu quả chưa cao: theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (The World Bank, 2014), Việt Nam đã có những nỗ lực thị trường hóa năng lượng dựa các biện pháp định giá theo thị trường. Tuy nhiên những nỗ lực này cần phải đẩy mạnh và tăng tốc hơn nữa.

Áp lực trong nước và quốc tế ngày một tăng lên về yêu cầu phát triển bền vững năng lượng.

Một phần của tài liệu NQ55-bcv-5-2020 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(53 trang)