Nạp môi chất lạnh vào hệ thốngđiện lạnh ô tô là việc làm quan trọng, phải được thực hiện đúng phương pháp, đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm tránh làm hỏng
máy nén. Nạp môi chất lạnh là nạp vào hệ thốngđiện lạnh ô tô đúng loại và đúng
lượng môi chất cần thiết. Thông thường trong khoang động cơ ô tô cũng như trong cẩm nang sửa chữa của chủng loại ô tô đó có ghi rõ loại môi chất lạnh và lượng môi chất cần nạp vào. Lượng môi chất nạp có thể được cân đo theo đơn vị pound hay Kg. Ví dụ một ô tô chở khách lớn có thể cần nạp vào 1,5 Kg môi chất R-12. Ô tô du
lịch cần lượng môi chất ít hơn.
Tuỳ theo dung tích bình chứa môi chất và đặc điểm thiết bị chuyên dung ta có 3 trường hợp nạp môi chất: Nạp từ bình chứa nhỏ dung tích khoảng 0,5 Kg; nạp
từ bình chứa lớn có sức chứa 13,6 Kg và nạp từ một thiết bị nạp môi chất đa năng (air – conditioner charging station). Thiết bị nạp đa năng như giới thiệu trên hình 102a bao gồm bình chứa môi chất lạnh, một xi lanh đo giúp theo dõi lượng môi chất đã nạp, một bơm rút chân không và bộ áp kế. Đôi khi thiết bị nạp có trang bị
phần tử nung nóng. Khi bật công tắc phần tử này, môi chất lạnhđược nung nóng tạo
điều kiện bôc hơi giúp nạp nhanh hơn.
Hình 102b giới thiệu thiết bị nạp môi chất chuyên dung ROBINAIR. Khả
năng của thiết bị này là rút xả môi chất lạnh từ hệ thống điện lạnh ô tô làm tinh
Hình 3.10a.Thiết bị chuyên dung hay trạm nạp môi chất lạnh kiểu di động:
1.Bộ áp kế.
2.Áp kế theo dõi áp suất của môi chất
lạnh cần nạp.
3.Xi lanh đo lường môi chất lạnh.
4.Bơm rút chân không.
khiết lượng môi chất cũ để có thể dung trở lại. Trên thiết bị còn có bơm hút chân không, cũng như các phương tiện chuyên dung cho môi chất R-12 và môi chất R- 134a .
Dù thao tác với bất cứ phương tiện nào trong 3 trường hợp kể trên, kỹ thuật
nạp ga vẫnđược tiến hành theo một trong hai phương pháp cơ bản sau đây:
o Nạp môi chất lạnh vào hệ thốngđiện lạnh ô tô trong lúc máy nén
đang bơm.
o Nạp môi chất lạnh vào hệ thốngđiện lạnh ô tô trong lúc máy nén không bơm.