Hormone kiểm soát quá trình vận động:

Một phần của tài liệu 1.5SINH LÝ HUYẾT TƯƠNG pot (Trang 79 - 86)

2. HỆ THỐNG THẦN KINH NỘI TẠI:

2.3. Hormone kiểm soát quá trình vận động:

Một số hormone có vai trò trong việc điều hòa hoạt động cử động ở đường tiêu hóa, nhưng chức năng này yếu hơn các chức năng tiết các chất.

­Gastrin được tiết bởi các tế bào G vùng hang vị, tiết khi có các kích thích như: sự căng giãn của thành dạ dầy sau bữa ăn, các sản phẩm protein và gastrin releasing hormone được tiết bởi niêm mạc dạ dầy khi có sự kích thích của thần kinh phó giao cảm.

­Cholecystokinin được tiết bởi các tế bào I nằm ở niêm mạc tá tràng và hổng tràng khi có sự kích thích của mỡ, acid béo và monoglyceride có trong thức ăn. Hormone này làm co thắt mạnh túi mật, tống mật nhanh vào tá tràng. Cholecystokinin có tác dụng ức chế sự co thắt của dạ dầy một cách vừa phải, nhằm đảm bảo khả năng trung hoà, tiêu hóa chất mỡ ở đường tiêu hóa trên.

­Secretin được tiết bởi tế bào S nằm trong niêm mạc tá tràng đáp ứng với dịch acid vào tá tràng từ môn vị. Secretin có tác dụng vừa phải trên cử động của ống tiêu hóa, chủ yếu thúc đẩy quá trình tiết bicarbonate ở gan và tụy.

­Gastric inhibitory peptide được tiết bởi niêm mạc phần đầu ruột non, khi có kích thích của acid béo, mỡ và amino acid có tác dụng làm giảm nhẹ cử động của dạ dầy do đó làm giảm đi tốc độ tống thức ăn ra khỏi dạ dầy.

3. TUẦN HOÀN:

Máu cung cấp cho hệ thống tiêu hóa là một phần mở rộng hơn của hệ thống gọi là tuần hoàn tạng được trình bày trong hình sau:

Hình 19.4. Tuần hòan ở nội tạng

Trong điều kiện bình thường lưu lượng máu chảy qua các vùng của hệ thống tiêu hóa có mối liên quan trực tiếp với các hoạt động tại vùng đó. Chẳng hạn trong quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, lưu lượng máu qua nhung mao tăng lên khoảng 8 lần. Tương tự, hiện tượng này cũng thấy trong các lớp cơ trơn khi hoạt động cơ học gia tăng. Vì thế sau bữa ăn các hoạt động: cơ học, chế tiết, hấp thu đều gia tăng nên lượng máu tới cũng gia tăng sau đó sẽ giảm dần cho đến mức nghỉ khoảng 2-4 giờ sau đó.

Cơ chế của hiện tượng này đến nay vẫn chưa rõ, tuy nhiên có một vài giải thích:

­Trước tiên các chất giãn mạch được phóng thích từ niêm mạc ruột non trong quá trình tiêu hóa. Phần lớn là peptide hormone như cholecystokinin, vasoactive intestinal peptide, gastrin và secretin.

­Một vài tuyến ở ống tiêu hóa phóng thích vào thành ruột 2 kinin: kallidin và bradykinin cùng một thời điểm mà nó tiết các chất vào lòng ruột . Các kinin này là chất gây giãn mạch rất mạnh và xảy ra cùng lúc với quá trình tiết dịch tiêu hóa.

­Sự giảm nồng độ oxygen trong thành ruột có thể gia tăng lượng máu đến khoảng từ 50 đến 100%, vì thế hậu quả của việc gia tăng chuyển hóa ở ruột làm giảm nồng độ oxygen tại chỗ lại là nguyên nhân làm giãn mạch.

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ

1. Câu nào sau đây đúng với sóng chậm?

A. Khởi sự trong phần trn thực quản khi nuốt

B. Là những dao động của điện thế màng tế bào cơ trơn

C. Là những co thắt có tác dụng đẩy thức ăn dọc theo thành ruột.

D. Cĩ tần số khoảng 20 lần/pht trong dạ dy

E. Là do acetylcholine kích thích trực tiếp tế bào cơ trơn

2. Sóng chậm là nguồn gốc của điện thế hoạt động:

A.Đúng

B. Sai

3.Tần số sóng chậm thay đổi tùy vào sự kích thích của các yếu tố: thần kinh, nội tiết.

A.Đúng.

B.Sai.

4.Phát biểu nào sau đây đúng với hệ thống thần kinh nội tại:

A.Nằm ở mặc treo ruột.

C.Đám rối Auerbach có chức năng điều hòa chức năng bài tiết dịch men tiêu hóa.

D.Tất cả đều đúng.

E.Tất cả đều sai.

5.Với hệ thống thần kinh nội tại ruột có thể thực hiện trọn vẹn các chức năng của mình.

A.Đúng.

B.Sai.

6.Hệ thống thần kinh thực vật có vai trò gì đối với chức năng của đường tiêu hóa.

A.Ức chế.

B.Kích thích.

C.Điều hòa.

E.Tất cả đều sai.

7.Một số hormone như: Gastrin, cholecystokinin, …hoàn toàn không có tác dụng trên đường tiêu hóa.

A.Đúng.

A.Đúng

B.Sai

9.Phát biểu nào đúng: Sau ăn

A. Lượng máu đến cơ quan tiêu hóa gia tăng.

B.Lựơng máu tăng chỉ khi ta tăng vận động.

C.Tất cả đều đúng.

D.Tất cả đều sai.

10.Cơ chế của sự gia tăng lượng máu đến cơ quan tiêu hóa:

A.Các chất giãn mạch được phóng thích từ ruột non trong quá trình tiêu hóa.

B.Vai trò kallidin, bradikinin.

C.Giảm nồng độ oxygen tại ruột.

D.Tất cả đều đúng.

1.

Một phần của tài liệu 1.5SINH LÝ HUYẾT TƯƠNG pot (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)