- Rủi ro về kỹ thuật của thiết bị: Khiến cho khách mời tham dự bị khó
chịu do bị ngắt quãng và phải chờ đợi. Cần phải có tủ điện dự phịng nhằm duy trì trong một thời gian ngắn đến khi kỹ thuật điện được xử lý ổn định. Cần có một cấu hình máy đủ mạnh để vận hành được hệ thống màn LED lớn tránh tình trạng sập nguồn, treo máy,…
- Rủi ro về an toàn trong thiết bị sự kiện: Sự kiện được tổ chức ngoài
trời nên sẽ dễ có vấn đề xảy ra và khó giải quyết, đặc biệt là vấn đề về thời tiết (mưa bão gây chập điện, nắng gắt khiến nhiệt độ thiết bị tăng cao,…). Gia công sân khấu cần phải chắc chắn nhằm đảm bảo cho khách mời cũng như dàn nghệ sĩ.
- Rủi ro trong việc quản lý an ninh nội bộ: Cần phải có đội ngũ bảo an túc trực nhằm giải quyết các vấn đề xảy ra như va chạm, trộm cắp, sử dụng chất kích thích và gây rối tại chương trình
- Rủi ro trốn vé: Sự kiện có quy mơ càng lớn thì việc quản lý vé mới
càng khó khăn. Số lượng lớn người trốn vé sẽ gây ra số lượng quá tải so với dự tính và xảy ra một số vấn đề không thể lường trước được
- Rủi ro về thực phẩm: Giám sát kỹ thực đơn và quy trình trước khi ra
món
- Rủi ro trong y tế: Các lễ hội âm nhạc lớn thường tiềm ẩn rủi ro về
sức khỏe và y tế không thể lường trước được nên sẽ cần có sẵn một đội ngũ y tế đầy đủ thiết bị và 2-3 xe cứu thương cho trường hợp nguy cấp.
- Rủi ro về thời tiết: Đây là vấn đề nghiêm trọng với sự kiện ngồi
trời mà khơng ai muốn đối mặt. Cần phải xem trước dự báo thời tiết và lên phương án dự phịng tránh tình trạng hỗn loạn cũng như đảm bảo an toàn cho thiết bị điện tử.
- Chậm trễ trong triển khai hạng mục: Việc chậm trễ trong việc triển
khai sẽ gây ra nhiều hệ lụy tới kế hoạch như không kịp tổng duyệt hay chất lượng hạng mục không đạt.
- Cháy nổ từ hiệu ứng sân khấu: Sự kiện diễn ra vào thời điểm đêm
giao thừa nên sẽ bao gồm nhiều pháo điện, pháo trang kim, hiệu ứng khói, lửa… Cần phải có chuyên gia trong việc vận hành các hiệu ứng này cũng như có đầy đủ dụng cụ PCCC để đảm bảo an toàn nhất cho sự kiện và các khách mời.