Một sự hiện diện thiết yếu – Achille Degeest

Một phần của tài liệu tn_16c (Trang 27 - 29)

(Trích dẫn từ ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)

Tĩnh từ ‘tốt hơn’ chỉ một trạng thái trội hơn một trạng thái tốt khác. Có thể nói rằng phần tốt hơn của Maria không giảm giá trị cái phần tốt của Martha. Cả hai bà tiếp đón Đức Kitơ, chăm chú săn sóc Chúa. Martha cư xử đúng vai chủ nhà lịch thiệp hiếu khách, nấu ăn bày bàn rất cầu kỳ. Đức Giêsu nhã nhặn vui vẻ, bảo bà chớ quá bận rộn làm chi. Tuy nhiên bao giờ cũng vậy, Chúa nhắm xa hơn cái hiện tại trước mắt. Chúa cho hai chị em cảm thấy sự quan trọng của chuyến viếng thăm. Điều quan trọng là không nên để các sự việc (phục vụ, hành động, …) dầu có giá trị và cần thiết hết sức, rút cuộc chiếm hết trí khơn, cản trở hoạt động của trái tim. Theo nghĩa trong Kinh Thánh, trái tim là tâm tình hướng về Đức Giêsu, cảm biết Chúa là sự Tuyệt Đối; chỉ có Chúa là hằng hữu, đáng kể, đáng chú ý. Do đó đương nhiên mọi sự phải giảm xuống mức tối thiểu. Khi Chúa đến thăm, Người chú ý đến chúng ta nhiều hơn là đến cách tiếp đón. Chúa ao ước chúng ta để ra thời giờ dừng lại tâm sự với Người, hơn là bận rộn sửa soạn lễ vật. Cách cư xử nào cũng có giá trị, cũng có mức tuyệt hảo. Bổn phận sửa soạn đãi khách không được làm giảm bớt sự săn sóc tiếp đón. Trái lại khơng nên vì q săn sóc tiếp đón mà lơ là việc đãi đằng. Người ta thường căn cứ vào truyện hai bà Martha và Maria để so sánh hành động với chiêm niệm, điều thiết yếu là mỗi người phải sinh lợi ân huệ của Thiên Chúa. Ở đây chúng ta nêu ra hai điểm:

1) Đức Giêsu đến thăm gia đình Bêtania.

Điều cần là sự hiện diện thiết yếu của Chúa trong nhà chúng ta, tức là trong tâm khảm chúng ta, nơi xuất phát ý nghĩ và hành động. Giọng văn trong bài tường thuật, sự thân thiết tự nhiên của Martha, tất cả cho thấy Đức Giêsu

được tiếp đãi như một người bạn thân. Đó là điểm đáng chú ý trong bài Phúc Âm hơm nay. Nói chung, trong tâm hồn chúng ta, Chúa phải cảm thấy dễ chịu như trong Nhà Người.

2) Trong nội bộ Giáo Hội, chúng ta phải tôn trọng ơn thiên triệu của giới này cũng như của giới kia.

Có thể là giới hành động khơng hiểu được đường lối tu trì ‘bất hành động’ của giới chiêm niệm, cho nên dễ đi đến chỗ muốn thưa với Chúa: ‘Lạy Chúa, xin Chúa xét xem có nên phối hợp tu sĩ các đan viện chẳng hạn, đưa họ vào công cuộc Phúc Âm hố q lớn lao khơng?’. Chắc chắn Chúa khơng trả lời. Nói đúng ra, Chúa trả lời, Chúa bảo khơng nên quan trọng hố những phương thế bề ngoài của hành động. Hiệu năng cơng cuộc Phúc Âm hố phát xuất từ sự hiện diện tác động của Thiên Chúa, tuỳ theo cường độ mạnh yếu, trong hành động cũng như trong kinh nguyện của chúng ta.

Một phần của tài liệu tn_16c (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w