(Suy niệm của Lm. Phạm Thanh Liêm)
Ba bài đọc của Chúa Nhật hôm nay cho thấy những tấm gương sống Lời Chúa trong những hồn cảnh khác nhau: Abraham, Maria và Phaolơ.
Chọn điều tốt nhất
Đức Giêsu trên đường rao giảng, ghé vào một gia đình rất q mến Ngài. Đó là gia đình của Martha, Maria và Lazarơ. Cô Martha lo làm đồ ăn đãi khách. Có lẽ có cả các tơng đồ cùng ở với Đức Giêsu, vì thế Martha một mình làm bếp cho mười sáu người ăn. Với gia đình này, Đức Giêsu và các tơng đồ là những vị khách q, nên có thể đây là bữa tiệc. Biết bao việc phải làm, thế mà Maria vẫn ngồi bên chân Đức Giêsu và nghe Ngài giảng dạy. Chắc Martha đã ra hiệu hoặc nói với Maria giúp mình, nhưng Maria vẫn giữ lập trường: ngồi tiếp chuyện Đức Giêsu, ngồi nghe Ngài giảng dạy. Không thể chịu nổi nữa, Martha đã xin Đức Giêsu can thiệp: “em con để một mình con với bao nhiêu việc, xin thầy bảo nó giúp con một tay”.
Theo nhiều người, Martha hồn tồn có lý. Cả Maria lẫn Đức Giêsu đều khơng được tế nhị lắm. Có lẽ Martha khơng chỉ trách Maria, mà trách cả Đức Giêsu như thể Đức Giêsu vơ tình khơng để ý đến vất vả của Martha.
“Martha, chị lo lắng về nhiều chuyện quá. Chỉ cần một điều thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và không ai cướp đi được”. Trên đời có nhiều điều có thể làm, phải chọn điều nào quan trọng và cần thiết để làm. Trong trường hợp này, khơng cần phải làm nhiều món để đãi Đức Giêsu và các mơn đệ của Ngài. Không cần phải vất vả như vậy. Tại sao
lại phải làm nhiều món, và điều đó lại là khơng quan trọng (đối với Đức Giêsu), để rồi phải càm ràm oán trách người khác. Maria đã chọn nghe Lời Chúa, và cũng sẵn sàng chấp nhận bị chị càm ràm, và cả người đời càm ràm chê trách, như thể là người lười, như thể là người không tế nhị và không biết giúp đỡ chị nữa.
Khơng có một bản lĩnh và một chọn lựa dứt khốt, khơng thể hành xử như Maria được. Trong cuộc sống, tơi đã chọn điều gì là quan trọng?
Niềm nở ân cần tiếp đón tha nhân
“Đang ngồi hóng mát, nhìn lên Abraham thấy “ba vị” đang đứng gần. Abraham chạy lại, cúi mình chào các vị, mời các vị khách rửa chân cho thoải mái trong một mơi trường nóng bức, và dùng bữa”. Với Abraham, đây không phải là những người quen thường gặp, thế nhưng Abraham đã tiếp đón rất ân cần tử tế. Thái độ hiếu khách của Abraham đã làm tương quan giữa Abraham và khách trở nên rất tốt, đến độ các vị khách đã “tỏ mình” cho Abraham.
Thái độ hiếu khách của Abraham đặt vấn đề cho con người ngày nay. Thái độ sống của tôi đối với những người tôi gặp gỡ như thế nào? Abraham đã đón tiếp tha nhân, và cuộc đón tiếp này đã trở thành cuộc đón tiếp Thiên Chúa. Đức Giêsu cũng đã đồng hố mình với những người nghèo, đến độ ai đón tiếp người nghèo là đón tiếp Chúa, ai cho người nghèo ăn là cho Chúa ăn, ai đi thăm và giúp đỡ người nghèo là đi thăm và đón tiếp Chúa (Mt.25, 31tt). Đối xử với con người, là đối xử với Thiên Chúa.
Cả cuộc sống của Phaolô sau khi trở lại, là rao giảng, phục vụ Tin Mừng. Ngài được gọi để được sai đi rao giảng, và Ngài đã thực hiện sứ mạng của Ngài trong mọi hồn cảnh, bất chấp những khó khăn và nguy hiểm. Ngài rao giảng cả khi ở trong tù, cho cả người Do Thái lẫn người ngoại, cho người đời bình thường cũng như cho những người có địa vị và thế lực. Ngài vui ngay cả trong những khổ đau, và Ngài muốn “hồn tất” những gì cịn thiếu trong thân thể Giáo Hội. Với Phaolơ, Ngài “học no học đói”, Ngài làm tất cả để Chúa được tôn vinh hơn.
Với Phaolô, Đức Giêsu là Tin Mừng. Đức Giêsu là mầu nhiệm được giữ kín từ mn thuở, nay được mặc khải cho con người. Đức Giêsu Kitô là tất cả đối với Phaolô, Ngài sẵn sàng bỏ tất cả để được Đức Giêsu Kitô.
Phaolô trở thành con người tuyệt vời, nhờ thi hành sứ mạng rao giảng Tin Mừng. Ước gì mỗi người khơng mắc cỡ nhưng can đảm tuyên xưng Đức Giêsu Kitơ là Tin Mừng. Chính nhờ Đức Giêsu Kitô mà mỗi người Kitô hữu trở thành người tuyệt vời.
Câu hỏi gợi ý chia sẻ:
1. Bạn có chấp nhận chọn lựa của Maria khơng? Tại sao?
2. Theo bạn, hiếu khách có cịn giá trị trong xã hội hiện tại không? Xin cho biết lý do.
3. Có cần phải rao giảng Tin Mừng cho con người thời đại ngày nay khơng? Tin vào Tin Mừng giúp gì cho con người ngày nay?