những anh em xấu… Họ đâm tôi bằng một lưỡi gươm sắc nhọn và thọc nó vào tim tôi suốt ngày”.28
Thực tế, Phanxicô sợ thất bại. Ngài bị cám dỗ nguyền rủa một số anh em và ẩn mình trong một sự thinh lặng kiêu ngạo và đắng cay. Đây chính là con người cũ của ngài, kỳ vọng và kiêu căng. Cuộc khủng hoảng này trở nên trầm trọng hơn bởi bệnh tật, một thử thách quyết định đối với ngài. Thiên Chúa chờ đợi ngài ở đó. Phanxicô được mời gọi thanh luyện nhiều hơn trong việc đào sâu đức tin của con người tội nghiệp của ngài. Ngài phải “từ bỏ” chính công việc của mình để xem nó như không còn là mối bận tâm của mình nữa mà là của Thiên Chúa. “Hỡi con người bé nhỏ đơn sơ và ngu ngốc, hãy nói cho Ta hay, tại sao anh quá phiền muộn…? Nói cho Ta hay, ai đã sáng lập Dòng Các Anh Em này? Không phải Ta sao? Ta đã chọn ngươi, một con người mộc mạc và dốt nát, để cả ngươi và những người khác có thể nhận ra rằng, Ta sẽ canh chừng đoàn chiên của Ta… Vì thế Ta bảo ngươi: đừng phiền muộn”.29 Như Abraham, Phanxicô tin điều này. Đó thực sự là niềm tin của một kẻ nghèo nàn, một niềm tin dẫn tới sự trao lại hoàn toàn bản thân và cộng đoàn của mình vào tay Thiên Chúa và Giáo Hội; đồng thời, làm cho ngài mạnh mẽ trong bình an với bản thân và với các anh em mình: với tất cả các anh em. Một sự an hoà tạo nên bởi tính kiên nhẫn và lòng từ nhân.
Khi nói về Phanxicô Assisi và cố gắng hiểu sâu sắc con người này thì chúng ta phải luôn trở về với đức tin của con người tội nghiệp này, một đức tin không có gì để chứng minh trong chúng ta và chung quanh chúng ta. Một niềm tin vào tình yêu cao vời, cho không và hiệu quả của Đức Kitô Đấng cứu chuộc. Chỉ một đức tin như thế mới có thể mang con người vượt khỏi mọi xung
28 2 Celano 157, p. 488.