khi lẽ ra người chọn cái chết phải nguyền rủa mặt trời vì không còn tin vào cuộc sống nữa. Phanxicô hát về cái chết như một người chị; khi làm thế, ngài tiếp tục ca ngợi sự huy hoàng của vũ trụ với cùng một lòng nhiệt thành không hơn không kém. Bởi lẽ, ngài tin vào giá trị của con người và giá trị của sự sống ngay cả trong cái chết mà ngài có thể thấy một điều gì đó chiếu sáng đằng sau cánh cửa âm u. Về phía đó, cũng là ánh sáng. Ánh sáng đó cũng là một dấu hiệu cho ngài trong sự huy hoàng của mặt trời.
Ánh sáng này không chiếu cho mọi người. Phanxicô nhận ra điều này, “Đáng nguyền rủa thay những kẻ chết trong tội phải chết”. Những lời này có vẻ thực sự ảm đạm trong bài ca về ánh sáng, nhưng chúng cho thấy sự hấp dẫn của kinh nghiệm mà bài ca biểu lộ.
Phanxicô đã có một khoảng thời gian nào đó để suy gẫm về cái chết. Trong Thủ bản của ngài, chúng ta tìm gặp được một trang lâm ly, ở đó, ngài gợi lên cái chết cay đắng của một con người; cách nào đó, ngài đồng nhất hoá chính bản thân họ với một gia sản không thể từ bỏ. Hơn thế nữa, đối với những tài sản chiếm đoạt cách bất chính. Vượt quá những giằng co này, Phanxicô khái quát hoá và hình dung hoàn cảnh của một con người khi họ đối mặt với cái chết. “Mọi tài cáng và khả năng, mọi tri thức và khôn ngoan mà người ta nghĩ là của mình đều bị lấy đi hết”.36
Không tài sản nào có thể chống lại sự huỷ hoại của cái chết. Trong mắt của một người mà đối với người đó, hiện hữu là sở hữu, thì cái chết thật đáng sợ và tuyệt vọng vì nó lấy đi khỏi người đó mọi sự. Sự tước đoạt đó có thể là một sự huỷ diệt.