Suy cho cùng, tội tầy đình luôn luôn là tội chiếm hữu bản ngã và chiếm hữu thế gian với bất cứ giá nào. Sự chiếm hữu đó ngăn cản con người, một hữu thể vô biên từ khi được sinh ra và loại trừ nó khỏi cuộc sống vốn nhất thiết là một quà tặng. Đây là cái chết thứ hai. Nhưng đối với người đã từ bỏ thái độ chiếm hữu đối với của cải và với chính mình, thì sự chết xảy đến một cách khác biệt. Nó không còn là kẻ thù, thậm chí nó không còn là sự huỷ diệt nữa. Nó xuất hiện như một bước quyết định trong hành trình dài tiến đến hiện hữu. Sự chết là hành động tột cùng của sự từ bỏ chính mình vốn giao phó chúng ta hoàn toàn cho sự huy hoàng của hữu thể và sự sống.
Đây là cách Phanxicô nhìn cái chết của mình. Ngài không hứng chịu nó, ngài chào đón nó, tháp nhập nó vào trong đời sống của mình. Ngài cho nó là một sự lồng ghép sâu xa hơn vào trong mầu nhiệm của Đức Kitô: “Đừng giữ gì cho chính mình để Đấng đã phó dâng tất cả vì anh em có thể đón nhận con người toàn vẹn của anh em”.37 Lời khuyên này, lời khuyên ngài dành cho các anh em mình, Phanxicô đã sống trọn vẹn khi đương đầu với cái chết. Theo gương Chúa và Thầy mình, ngài biến sự chết thành một biểu hiện của tình yêu trọn vẹn và một sự tin tưởng tuyệt đối. Và đó là lý do tại sao ngài ca ngợi nó như một người chị, mà dưới cái nhìn của nhân vật đó, ngài thấy mọi thứ sáng rực. Ánh sáng này là bí mật tối hậu của cuộc đời. Đó là ánh sáng
của agape.
Thomas Celano đã thuật lại những ngày cuối cùng và những thời khắc sau hết của thánh Phanxicô cho chúng ta. Các anh em khóc không ai an ủi được. Vào thời điểm đó, Phanxicô xin bánh, chúc lành bánh và trao cho mỗi người trong họ một miếng; rồi ngài nhờ mang đến cho mình cuốn Tin Mừng và yêu cầu họ đọc