Thế giới ấy, ta không cần phải thực hiện, bởi chân như đã "như thế" từ bao giờ, nghĩa là không thời gian mà thế này hay thế khác. Ðó là thê' giới mà Hoa Nghiêm tông gọi là lý pháp giới, thế giới của bản thể. Thế giới mà ta tiếp xúc hàng ngày trong đó có núi có sông, có cây cỏ ,có muôn vật, vật nào có vị trí của vật ấy, được gọi là sự pháp giới, thế giới của hiện tượng. Nhưng hai thế giới ấy không phải là hai thế giới cách biệt : thể và tướng dung thông lẫn nhau, như nước và sóng, cho nên cả hai có thể được gọi chung là lý sự vô ngại pháp giới, nghĩa là thế giới trong đó bản thể và hiện tượng tương dung. Tuy nhiên, sự tương dung này có thể thấy được ngay trong lòng thế giới hiện tượng, nơi mà một hiện tượng là tất cả các hiện tượng, nơi mà một là tất cả, và tất cả là một. Thế giới này gọi là sự vô ngại pháp giớị Ðó là đại khái về ý nghĩa bốn pháp giới rất phổ biến trong Hoa Nghiêm tông. Thiền sư Pháp Tạng đơ`i Ðường, một tư tưởng gia cự phách của tông này có làm ra sách Vọng Tận Hoàng Nguyên Quán ( kinh thứ 1876 trong Ðại Tạng Tân Tu ) nói về những phương pháp thiền quán có thể giúp người trừ diệt vọng kiến để trở về nguồn, tức là nhận thức hoàn hảo về thế giới của chân nhự
Gần dây, có một nhà vật lý học tên David Bohm đưa ra thuyết " thế giới dung nhiếp và thế giới biểu hiện " (The implicate order and the explicate order ) đi rất sát với ý niệm sự vô ngại pháp giớị Ông nói rằng những sự vật mà ta nhận thức như có sự hiện hữu độc lập kia thuộc về thế giới biểu hiện ( the explicate order ) trong đó, cái này hình như hiện hữu bên ngoài cái kiạ Nhưng xét cho kỹ thì thấy vật nào cũng liên hệ tới toàn vũ trụ, và từ một chất diểm ta ta có thể thấy dược cả vũ trụ hàm nhiếp trong nó và tạo thành nó. Cái nhìn này đưa đến ý niệm về một thế giới dung nhiếp ( the implicate order ) trong đó "thời gian và không gian không còn là những yếu tố chỉ định những liên hệ độc lập hoặc không độc lập giữa các vật thể nữa". ( 31 ). Khoa học ngày nay, theo ông, phải đi từ cái toàn thể của thế giới dung nhiếp mới thấy dược chân tướng của từng vật thể. Tại cuộc tọa đàm Cordoue, ông đã nói về chất tử : "L'électron est toujours la totalité" (diện tử bao hàm tất cả). Quan niệm của Bohm như vậy rất gần với quan niệm "một là tất cả" của giáo lý Hoa Nghiêm. Nếu nhà Khoa Học này chịu đi xa hơn việc khảo cứu và trình bày lý thuyết vật lý, và thực hiện thiền quán trong tự thân và tự tâm, ông sẽ có thể đạt được nhiều thành quả bất ngờ và đẩy vật lý học đi tới những bước rất lớn.
---o0o---