Cái thấy của các nhà khoa học về liên hệ tương sinh tương hiện của các chất điểm chắc chắn là có ảnh hưởng tới cái nhìn của ông ta về thực tại và tạo nên một thứ chuyển biến nào đó trong đời sống tâm linh ông. Thiền giả quán niệm về tính cách tương tức và tương nhập của vạn pháp cũng thực hiện một sự thay dổi trong y: những ý niệm về ngã và về pháp trước kia của y bắt đầu rạn vỡ từ từ và y thấy được sự có mặt của y nơi vạn vật, và của vạn vật nơi ỵ Sự chuyển đổi trong y là mục tiêu chính của y, là “lý do tồn tại” của ỵ Vì vậy y không những quán niệm trong giờ thiền tọa mà còn quán niệm trong những lúc đi, đứng, nằm ngồi, nghĩa là trong cuộc sống hằng ngày nữạCố nhiên cũng có những nhà khoa học làm như y: chiêm nghiệm ngoài phòng thí nghiệm, chiêm nghiệm ngay cả trong lúc ăn và lúc tắm. Ý niệm tương duyên về vạn vật có thể gọi là gần gũi nhất với thực tạị Nó đánh đổ bao nhiêu cặp ý niệm đối lập của tâm thức từng giam hãm, cắt xén và bóp méo thực tại ( một và nhiều, trong và ngoài, thời ( gian ) và không ( gian ), tâm và vật...) Nó vừa là một phương tiện phá vỡ vừa là một phương tiện hướng dẫn. Duy thức học gọi ý niệm này là y tha khởi (paratantra). Thiền giả phải khéo xử dụng nó để thể nghiệm thực tại mà không nên xem nó như là một hình tướng của thực tạị
Y tha khởi có nghĩa là nương vào các cái khác mà sinh khởi ( y là nương vào, tha là cái khác ). Ðó là tính chất của thực tạị Tính chất này là không có bản chất, không có tự tánh, cũng như một hình tam giác sỡ dĩ gọi là có là vì
ba dường thẳng đã gặp nhaụ Vì lý do không có tự tánh ( nghĩa là không có bản chất ) cho nên mọi hiện tượng được mô tả là không ( sũnya ). Không ở đây có nghĩa là không có bản chất thực chứ không phải là không có “hiện tượng”.
Cũng như chữ chất điểm (particules) trong vật lý học không có nghĩa là những hạt vật chất có tính cách ba chiều tồn tại độc lập với nhau, chữ không ở đây không có cùng một nghĩa với chữ không mà ta dùng trong ngôn ngữ thông dụng hằng ngàỵ Không ở đây vượt lên khỏi ý niệm có và không dùng thường. Ðể cho khỏi lẫn lộn, các nhà Phật học thường dùng danh từ chân không để nói đến cái không ấỵ Thiền sư Huệ Sinh (sống vào thế kỷ thứ mười một đời Lý) từng nói rằng ta không thể dùng các từ có và không để gọi vạn vật được, bởi vì thực tại thoát ra ngoài hai ý niệm có và không ấy:
Pháp cũng như vô pháp Không có cũng như không Nếu hiểu được lẽ ấy
Chúng sinh với Phật đồng. ( Pháp bản như vô pháp phi hữu diệc phi không nhược nhân tri thử pháp chúng sinh dữ Phật đồng )
---o0o---