ÐỐI TƯỢNG NHẬN THỨC KHÔNG THỂ TÁCH RỜI KHỎI CHỦ THỂ NHẬN THỨC

Một phần của tài liệu trai-tim-mat-troi-ht-nhat-hanh (Trang 29)

NHẬN THỨC

Ý thức là ý thức về một cái gì, vì vậy đối tượng quán chiếu của tâm cũng là tâm. Khi quán chiếu núi thì tâm là núi, khi quán chiếu biển thì tâm là biển. Duy thức học nhấn mạnh dến diểm dó: nhận thức bao hàm cả chủ thể nhận thức lẫn dối tượng nhận thức. Khi ta quán chiếu thân thể ta thì ta giới hạn nhận thức của ta trong phạm vi thân thể ta, và ta là thân thể ta, dù rằng thân thể ta không phải là một thực thể riêng biệt, độc lập, có thể tồn tại độc lập với vũ trụ. Cũng như thế, khi quán niệm về không gian vô biên, ta đồng nhất với không gian vô biên, và ta đi vào một trạng thái thiền dịnh gọi là không vô biên xứ định. Dó là một trong bốn cảnh giới thiền dịnh gọi là tứ không định ( ãkas’ãnantyãyatana ). Nếu ta quán niệm về tâm thức bao hàm cả không thời gian và an trú trong trạng thái quán niệm ấy, thì ta di vào thức vô biên xứ dịnh ( vijnànanãntyãyatana ). Nếu ta quán niệm về đặc tính vô tướng của tất cả các pháp trong vũ trụ thì ta di vào vô sở hữu xứ định ( ãkincanyàyatana ). Khi ta quán niệm về nhận thức trong đó không còn sự phân biệt chủ thể và đối tượng thì ta đi vào phi tưởng phi phi tưởng dịnh ( naivasan~jnãnãsanjnãyatana ). Bốn trạng thái thiền định này không phải là khó thực hiện như nhiều người thường nghĩ, miển là ta biết thường trực quan sát đường đi nước bước của tâm tạ Bạn có muốn thực tập thì cứ thử, nhưng nếu không thực tập cũng không saọ Ðiều cần nhắc ở đây là đừng gạt tất cả những gì mà bạn cho là đối tượng của nhận thức ra khỏi nhận thức. Thân thể của bạn, cũng như đỉnh núi và dòng sông kia một khi dược bạn nhận thức, đều là tâm của bạn.

---o0o---

Một phần của tài liệu trai-tim-mat-troi-ht-nhat-hanh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w