Hậu quả ô nhiễm nguồn nước:

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN MÔN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở HÀ NỘI (Trang 32)

3.6.1. Ảnh hưởng đến con người:

Các kim loại nặng từ quá trình công nghiệp có độc tính cao như thủy ngân, chì, asen tích tụ trong các sông hồ gần đó, rất cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng là những nguyên tố vi lượng, nhưng nếu nồng độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm ngộ độc nghiêm trọng, và sau đó dẫn đến đột biến, ung thư và các bệnh khác.

Nhiều hợp chất hữu cơ thường độc hại và có tính ổn định sinh học cao, đặc biệt là hydrocacbon thơm gây ô nhiễm mạnh đối với môi trường và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Những hợp chất hữu cơ như: phenol, các chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, sevin, linden, endrin...và những chất tẩy hoạt tính đều là những chất ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, nếu nhiễm phải nguy cơ gây ung thư rất cao.

Hình 3.5. Hậu quả ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến con người

Vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm từ các chất thải của động vật và con người có thể gây ra các bệnh tả, bại liệt và thương hàn. Theo một số nghiên cứu, mọi người có thể mắc bệnh ung thư da nếu uống phải nước bị nhiễm asen. Người tiếp xúc với chì lâu ngày có thể bị bệnh thận, bệnh thần kinh, nhiễm amoni, nitrat và nitrit có thể mắc các bệnh thiếu máu, da xanh. Ngoài ra nếu bị nhiễm lưu huỳnh trong thời gian dài, con người có thể mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Nhiễm natri sẽ mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp cao.

Các hạt sunfat từ mưa axit sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh vật ở các song, hồ và nó có thể dẫn đến tử vong.

Các hạt lơ lửng trong nước dẫn đến chất lượng nước uống của con người và môi trường nước cho sinh vật biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nó còn có thể

làm giảm lượng ánh sáng mặt trời xuyên qua nước, làm gián đoạn sự phát triển của thực vật quang hợp và vi sinh vật.

3.6.2. Ảnh hưởng đến nguồn nước:

Nước ngầm: Hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước, ngoài việc hình thành các cặn lơ lửng ở vùng nước mặt, lắng đọng các chất thải nặng dưới đáy của các dòng sông, sau một thời gian, một phần được sinh vật tiêu thụ, phần còn sẽ ngấm xuống nước bên dưới qua thấm vào đất và làm thay đổi tính chất của nước ngầm.

Hình 3.6. Hậu quả ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến nguồn nước

Nước bề mặt: Các chất được thải ra môi trường nước và các sinh vật tiêu thụ làm ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác nhau. Mọi người phụ thuộc vào nước mặt để uống, vệ sinh và giặt giũ, và nếu nước đó bị ô nhiễm đó sẽ là một thảm họa nghiêm trọng. Đây củng chính là lý do tại sao bệnh xuất hiện và lây lan một cách nhanh chóng.

3.6.3. Ảnh hưởng đến sinh vật dưới nước:

Khi nguồn nước bị ô nhiễm, các chất cặn bã sẽ bám vào nước, nước và các chất thải nặng đọng lại ở các dòng sông, suối, ao, hồ. Sau một thời gian phân hủy, một phần được sinh vật tiêu thụ và một phần được hấp thụ vào nước bên dưới qua đất, làm thay đổi tính chất của mực nước ngầm.

Với việc xả nước thải sinh hoạt và công nghiệp ra sông hồ ồ ạt như hiện nay thì tác động đầu tiên và dễ nhận thấy nhất là tôm cá chết hàng loạt trên các bờ biển, ao, hồ. Vì nước là nơi sinh sống của các loài thủy sinh nên khi nguồn nước bị ô nhiễm nặng, chúng sẽ không thể phát triển thậm chí bị nhiễm độc và chết. Khi cá nhiễm độc từ các nguồn nước đã bị ô nhiễm,nếu sử dụng cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

3.6.4. Ảnh hưởng đến động – thực vật:

Sử dụng quá nhiều thuốc hoá học, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nông nghiệp dần dần sẽ làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, làm cây trồng kém phát triển, thậm chí chết hàng loạt, làm mất cân bằng hệ sinh thái và gây thiệt hại nặng nề về kinh tế đối với con người.

Nguồn nước ô nhiễm còn khiến cây cối càng ngày trở nên còi cọc, khó sinh trưởng, thậm chí không thể phát triển được.

Ô nhiễm nguồn nước cũng để lại các bệnh truyền nhiễm cho các loài thủy hải sản hoặc các động vật sống trên cạn uống phải nguồn nước này. Nước bị nhiễm vi sinh vật cũng là một vấn đề rất lớn ở các nước đang và kém phát triển. Bởi vì nó sẽ gây ra các bệnh như tả và sốt thương hàn, là một trong những nguyên nhân chính gây ra tử vong ở trẻ sơ sinh do nguồn nước bị ô nhiễm.

Hình 3.7. Hậu quả ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến động vật

Chúng cũng cho phép mầm bệnh truyền gián tiếp qua chuỗi thức ăn. Động vật sống hoặc được chăn nuôi dưới nước ở vùng nước bị ô nhiễm, điều này sẽ dẫn đến việc sinh vật chết hàng loạt và không những thế những người tiêu dùng sẽ mắc các bệnh nặng khác nhau. Ô nhiễm nguồn nước cũng gây suy giảm hệ miễn dịch, suy giảm khả năng sinh sản hoặc ngộ độc cấp tính và có thể dẫn đến tử vong.

3.6.5. Ảnh hưởng đến kinh tế:

Khi con người sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm có thể làm tốn kém nhiều chi phí để xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người dẫn đến năng suất làm việc ngày càng kém làm cho nền kinh tế bị tổn hại và làm mất mỹ quan đô thị khi lượng rác thải và nước thải bốc mùi hôi thối khó chịu. Đó cũng chính là các tác nhân làm kìm hãm sự phát triển kinh tế của xã hội.

3.7. Biện pháp khắc phục:3.7.1. Đối với con người: 3.7.1. Đối với con người:

Chỉ cần chúng ta tự giác bảo vệ nguồn nước sạch thì sẽ có được môi trường xanh sạch đẹp. Vì vậy chúng ta có thể bắt đầu từ các việc nhỏ nhặt hàng ngày như: xả rác vào đúng nơi quy định, tắt khi không sử dụng nước và không xả chất độc hại ra môi trường.

Hạn chế sử dùng các chất tẩy rửa khi xử lý cống thoát nước.

Tiết kiệm nước cho gia đình như là tắt vòi khi đánh răng, thường xuyên kiểm tra đường ống dẫn nước

Xử lý nguồn nước thải đúng cách

- Áp dụng các hệ thống xử lý nước thải giúp xóa bỏ được những mầm bệnh cho gia đình. Bên cạnh đó cần bảo trì và sửa chữa lại những cơ sở hạ tầng để tránh các tình trạng bị rò rỉ và bị lỗi. Những bể chứa tự hoại trong gia đình cũng cần phải đảm bảo được việc xử lý nước thải để hạn chế lượng nước thải thấm dần vào đất.

Phân loại và xử lý rác

- Mỗi gia đình cần trang bị các thùng đựng rác có nắp đậy và nó có thể chứa được tất cả các loại rác thải trong một ngày. Nhất là ở những khu tập thể và những khu công cộng hiện nay. Bên cạnh đó, chúng ta cần biết cách phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ để có các biện pháp xử lý rác một cách hiệu quả. Đối với các tòa nhà trong chung cư, các khu sinh hoạt tập thể, công cộng cần trang bị các thùng rác lớn có nắp đậy kín và phân loại rác rõ ràng. Đồng thời, ở những khu vực sinh hoạt chung cần có biện pháp xử lý rác thải hợp lý để hạn chế ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.

Hình 3.8. Phân loại rác đúng cách

- Đây là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ môi trường nước. Vì vậy, chúng ta cần hạn chế sử dụng các loại túi sử dụng một lần như hộp đựng thức ăn nhanh, ly nhựa. Khi mua sắm, nên sử dụng túi xanh để bảo vệ môi trường, sạch đẹp

Sử dụng những vật phẩm có khả năng tái chế

- Thay vì sử dụng các sản phẩm sử dụng một lần hoặc bao bì ni lông làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất và nước. Chúng ta nên tận dụng các phương pháp sử dụng nhiều loại sản phẩm có thể tái chế được. Hành động này sẽ giúp giảm thiểu một lượng lớn rác thải ra môi trường. Đồng thời, bạn sẽ thích thú với khả năng sáng tạo của mình trước những đồ vật tái chế.

Thực hành nông nghiệp xanh

- Những người nông dân có thể hướng đến việc thực hành nông nghiệp xanh bằng phương pháp xây dựng và thực hành nhiều kế hoạch về quản lý các chất dinh dưỡng dư thừa có mặt trong đất và nước ngầm. Quản lý dư lượng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ bằng cách dùng kỹ thuật quản lý các chất độc hại hoặc kiểm soát dịch hại sinh học để làm giảm thiểu được sâu bệnh và sự phụ thuộc vào hóa chất.

3.7.2. Đối với Nhà nước:

Nghiên cứu, chỉnh sửa và bổ sung các thiếu sót trong những quy định của pháp luật hiện hành về kiểm soát xả thải môi trường nước. Từ đó, nhà nước cần tiếp tục tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng thoát nước.

Tăng cường việc kiểm tra và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và răn đe các đối tượng vi phạm.

Thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho người dân về môi trường trong xã hội.

Huy động sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường và tổ chức nhiều hơn các sự kiện về bảo vệ môi trường với những loại rác có khả năng tái chế từ những phế liệu bỏ đi. Sáng tạo nhiều hơn những câu slogan hay, có ích để bảo vệ môi trường sống.

3.7.3. Các biện pháp khác:

- Công nghệ lọc RO có khả năng thải bỏ hoàn toàn cặn bẩn, vi khuẩn, hóa chất, kim loại nặng có mặt trong nước. Nguồn nước tạo nên hoàn toàn sạch, chỉ còn duy nhất nước chứ không còn chứa bất cứ tạp chất nào khác.

Hình 3.9. Máy lọc nước RO

- Công nghệ lọc nước RO có cấu tạo từ các lớp mỏng hoặc các tấm film được gắn chặt, cuộn lại với nhau theo hình xoắn ốc. Với cấu tạo như thế, máy lọc nước công nghệ RO sử dụng màng siêu lọc, khe lọc có kích thước nhỏ hơn 0,0001 micro mét nhằm cho phép các phân tử nước lọt qua, đồng thời các chất ô nhiễm và chất khác có trong nước theo đường nước thải ra ngoài.

- Tuy nhiên nó lọc quá sạch nhưng lại mắc một khuyết điểm cực kỳ lớn. Đó là nó không giữ được vi khoáng tự nhiên có sẵn trong nước, mà các khoáng chất này lại vô cùng cần thiết cho cơ thể. Thêm vào đó, nước được tạo ra từ các công nghệ RO lại có tính axit nên không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. (Nguồn: Greenwater, năm 2021)

Công nghệ lọc nước Nano

- Công nghệ lọc nước Nano tiến bộ hơn máy lọc nước công nghệ RO, là nó có thể giữ được vi khoáng tự nhiên trong nước.

- Công nghệ lọc nước Nano dùng các màng lọc có các khe hở với kích thước siêu nhỏ, khoảng 0.01 – 0.001 µm giúp loại bỏ những chất ô nhiễm, chất độc hại nhưng vẫn giữ được các khoáng chất tự nhiên có trong nước. (Nguồn: Greenwater, năm 2021)

Hình 3.10. Máy lọc nước Nano

- Đây là những giải pháp để xử lý nguồn nước hiệu quả và an toàn nhất. Bởi kết hợp những công nghệ hydrogen của Nhật Bản, công nghệ Nano của Nga, công nghệ RO của Mỹ nên nó cho ra đời máy lọc và tạo nước ion kiềm giàu hydrogen giúp loại bỏ những tạp chất và kim loại nặng có trong nước và cung cấp nguồn nước sạch giàu khoáng chất cho gia đình. Bên cạnh đó, nước ion kiềm giàu hydrogen sẽ giúp cho bảo vệ được sức khỏe gia đình bạn: đào thải độc tố và giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả.

Hình 3.11. Máy lọc nước hydrogen Wasy Pro

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

Ô nhiễm môi trường nước là một vấn đề mang tính thời sự hiện nay. Vấn đề bảo vệ nguồn nước đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia và là mối quan tâm chung của toàn cấu. Đây là một bài toán khó cần được loài ngưới chung tay giải đáp. Con người đang sống trong một thế giới có nhiều mối lo ngại về môi trường, chúng ta phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc về vấn đề bảo vệ môi trường, trong đó có bảo vệ nguồn nước, nguồn tài nguyên không phải là vô hạn của con người.

Qua các số liệu đã trình bày ở trên ta có thể nhận thấy rằng vấn đề ô nhiễm môi trường nước là một vấn đề rất đáng được quan tâm hiện nay. Những con số về các dòng sông, ao hồ… bị ô nhiễm, hay những người mắc bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra được thống kê ngày càng gia tăng. Từ đó dấy lên một mối lo ngại về sức khỏe và môi trường sống của con người ngay hiện tại và trong tương lai. Chính phủ cũng đã có những biện pháp nhằm cải thiện vấn đề này nhưng nhìn chung thì hiệu quả vẫn chưa cao do việc quản lý và tiến hành chưa chặt chẽ. Vì vậy để góp phần bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng mỗi người chúng ta nên tự giác trong cuộc sống sinh hoạt: xử lý rác thải sinh hoạt, không xả rác nơi công cộng, đấu tranh phản đối các hành vi gây ô nhiễm môi trường… Có như vậy cuộc sống của chúng ta sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] T/H, Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay, 21/07/2020, TỪ:

HTTPS://MOITRUONGVAXAHOI.VN/THUC-TRANG-O-NHIEM-MOI- TRUONG-NUOC-O-VIET-NAM-HIEN-NAY-217126124.HTML?

FBCLID=IWAR1BELH_YHWBFZEGVTGRP7Z0-9MCI- R_OAVJKTXBPG3KIHAJ9WG5ZM_5ZCW

[2] Phương Anh, Giới thiệu tổng quan và khái quát về địa lý thành phố Hà Nội, 07/05/2018, từ: http://ccvtlt.sonoivu.hanoi.gov.vn/gioi-thieu-tong-quan-va-khai-quat- ve-dia-li-thanh-pho-ha-noi.html? fbclid=IwAR3QVhVRzX_TfHRsfvd1zwP6tBOROXhS- 323w9jcu0YX0jpaEjuSspV_BPw#:~:text=T%E1%BB%8Da%20%C4%91%E1%BB %99%20%C4%91%E1%BB%8Ba%20l%C3%AD%3A%20H%C3%A0,Ph%C3%BA %20Th%E1%BB%8D%20%E1%BB%9F%20ph%C3%ADa%20T%C3%A2y

[3] Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất nông – công nghiệp, February 17 2021, từ: https://greenwater.com.vn/vai-tro-cua-nuoc-trong-doi-song-cong-nghiep-va- san-xuat.html?zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo

[4] Các thông số đánh giá chất lượng nước, 26/01/2018, từ:

https://congnghexulynuocmet.com.vn/cac-thong-danh-gia-chat-luong-nuoc/

[5] Lương Đức Thẩm, Các chất gây ô nhiễm nước (Phần 2), 29/07/2020, từ:

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN MÔN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở HÀ NỘI (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)