XÂY DỰNG, BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH

Một phần của tài liệu image_upload.file.bed48b0894c82218.4232392e32305f6474204c75617420424856425150504c202878696e2079206b69656e2063616320446f616e2044425148292e646f63 (Trang 61 - 63)

ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH

Điều 117. Đề nghị xây dựng quyết định

1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm đề nghị xây dựng quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Đề nghị xây dựng quyết định phải nêu rõ tên gọi, sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh, nội dung chính của quyết định, dự kiến thời điểm ban hành, cơ quan chủ trì soạn thảo. Đối với quyết định quy định những vấn đề được giao quy định cụ thể, cơ quan đề xuất phải rà soát văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước trung ương và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp để xác định rõ nội dung, phạm vi giao quy định cụ thể.

3. Văn phòng Uỷ ban nhân dân chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp xem xét kiểm tra việc đề nghị ban hành quyết định, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quyết định.

Điều 118. Soạn thảo quyết định

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công cơ quan chủ trì soạn thảo. 2. Cơ quan chủ trì soạn thảo có các nhiệm vụ sau đây:

a) Khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội ở địa phương; nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và thông tin, tư liệu có liên quan đến dự thảo quyết định;

b) Xây dựng dự thảo và tờ trình dự thảo quyết định; xác định văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản dự kiến sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ;

c) Tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu ý kiến và chỉnh lý dự thảo quyết định; d) Đánh giá tác động văn bản trong trường hợp dự thảo quyết định có quy định cụ thể các chính sách đã được quy định trong văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên;

đ) Đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong trường hợp dự thảo quyết định có quy định thủ tục hành chính;

e) Tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu ý kiến, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo quyết định.

Điều 119. Lấy ý kiến về dự thảo quyết định

Cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định tại Điều 108 của Luật này.

Điều 120. Thẩm định dự thảo quyết định

Dự thảo quyết định của Uỷ ban nhân dân phải được Sở Tư pháp thẩm định trước khi trình Uỷ ban nhân dân. Thời hạn, hồ sơ, nội dung thẩm định, báo cáo thẩm định được thực hiện theo quy định tại Điều 105 của Luật này.

Điều 121. Hồ sơ dự thảo quyết định trình Uỷ ban nhân dân

1. Cơ quan soạn thảo gửi hồ sơ dự thảo quyết định đến Uỷ ban nhân dân chậm nhất là mười lăm ngày làm việc, trước ngày Uỷ ban nhân dân họp. Hồ sơ dự thảo quyết định theo quy định tại khoản 1 Điều 112 của Luật này.

2. Hồ sơ dự thảo quyết định phải được chuyển đến các thành viên Uỷ ban nhân dân chậm nhất là ba ngày làm việc, trước ngày Uỷ ban nhân dân họp.

Điều 122. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo quyết định

1. Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định phương thức xem xét, thông qua dự thảo quyết định. Trong trường hợp dự thảo quyết định được thông qua tại phiên họp của Ủy ban nhân dân thì theo trình tự sau đây:

a) Đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo thuyết trình dự thảo quyết định; b) Đại diện cơ quan tư pháp trình bày báo cáo thẩm định;

c) Đại diện Văn phòng Ủy ban nhân dân trình bày ý kiến;

d) Uỷ ban nhân dân thảo luận và biểu quyết về dự thảo quyết định.

2. Dự thảo quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Uỷ ban nhân dân biểu quyết tán thành.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thay mặt Uỷ ban nhân dân ký ban hành quyết định.

Chương X

Một phần của tài liệu image_upload.file.bed48b0894c82218.4232392e32305f6474204c75617420424856425150504c202878696e2079206b69656e2063616320446f616e2044425148292e646f63 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w