GIẢI THÍCH HIẾN PHÁP, LUẬT, PHÁP LỆNH

Một phần của tài liệu image_upload.file.bed48b0894c82218.4232392e32305f6474204c75617420424856425150504c202878696e2079206b69656e2063616320446f616e2044425148292e646f63 (Trang 71 - 72)

Điều 144. Các trường hợp và nguyên tắc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh

1. Việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được thực hiện trong trường hợp quy định của Hiến pháp, luật, pháp lệnh còn cách hiểu khác nhau trong thi hành pháp luật.

2. Việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh bảo đảm các nguyên tắc sau: a) Đúng với tinh thần, mục đích, yêu cầu, quan điểm chỉ đạo ban hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

b) Không được sửa đổi, bổ sung hoặc đặt ra quy định mới; c) Phù hợp với ngôn ngữ và logic của Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

Điều 145. Thẩm quyền đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh

Chủ tịch nước, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận và đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

Điều 146. Trình tự, thủ tục giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh

1. Tùy theo tính chất, nội dung của vấn đề cần được giải thích, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội soạn thảo dự thảo nghị quyết giải thích luật, pháp lệnh trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Ủy ban thường vụ Quốc hội giao cho Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra về sự phù hợp của dự thảo nghị quyết giải thích với tinh thần và nội dung của văn bản được giải thích.

2. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh theo trình tự sau đây:

a) Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội đã có đề nghị giải thích được mời tham dự phiên họp trình bày ý kiến;

b) Đại diện cơ quan được phân công chuẩn bị dự thảo nghị quyết giải thích thuyết trình và đọc toàn văn dự thảo;

c) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;

d) Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận; đ) Chủ tọa phiên họp kết luận;

e) Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết;

g) Chủ tịch Quốc hội ký nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

Điều 147. Đăng công báo, đăng tải và đưa tin văn bản giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh

1. Văn bản giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải được đăng Công báo theo quy định tại Điều 136 của Luật này, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội và đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng.

2. Văn bản giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh có giá trị áp dụng cùng với văn bản được giải thích.

Chương XIV

Một phần của tài liệu image_upload.file.bed48b0894c82218.4232392e32305f6474204c75617420424856425150504c202878696e2079206b69656e2063616320446f616e2044425148292e646f63 (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w