Cạnh tranh trong quy trình hiệp thương giới thiệu ứng cử viên

Một phần của tài liệu Đảm bảo tính cạnh tranh trong bầu cử quốc hội ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 57)

Thực chất quy trình hiệp thương là quá trình tuyển chọn những người đủ tiêu chuẩn và đảm bảo cơ cấu nhằm lập ra danh sách ứng cử viên chính thức để cho cử tri bỏ phiếu trong ngày bầu cử. Vì vậy, một trong những yêu cầu của hiệp thương là phải đảm bảo về số dư trong công tác giới thiệu nhân sự để cử tri có nhiều cơ hội lựa chọn được người đủ đức, đủ tài, xứng đáng làm ĐBQH. Bên cạnh đó, đảm bảo số dư ngay từ các vịng hiệp thương cũng chính là đảm bảo tính cạnh tranh cho cuộc bầu cử ngay từ khâu đầu tiên.

Về nguyên tắc, ngay từ bước một của quy trình hiệp thương, số lượng người được dự kiến giới thiệu ra ứng cử phải nhiều hơn số lượng ĐBQH được bầu để lựa chọn dần, đến Hội nghị hiệp thương lần thứ ba sẽ quyết định danh sách chính thức. Tuy nhiên, trước đây chỉ với định hướng như vậy thì việc dự kiến phân bổ số lượng người ứng cử sau hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để lựa chọn dần đến hội nghị hiệp thương lần ba đảm bảo số dư theo quy định của pháp luật còn chưa thực sự rõ ràng trong cách hiểu, dẫn đến q trình thực hiện cịn có những lúng túng nhất định. Vì vậy, để tăng số lượng người ứng cử, từ cuộc bầu cử Quốc hội khóa XII năm 2007, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã có hướng dẫn cụ thể hơn đối với Ban thường trực Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc dự kiến phân bổ, giới thiệu người ứng cử tại hội nghị hiệp thương lần thứ nhất. Theo đó, ngay từ bước hai quy trình hiệp thương là bước các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử thì Ban thường trực

51

Ủy ban MTTQ cấp cần dự kiến phân bổ giới thiệu người ứng cử phải nhiều hơn ít nhất gấp hai lần trở lên so với số lượng đại biểu được bầu để cùng với số người tự ứng cử, Mặt trận sẽ có điều kiện lựa chọn dần. Đồng thời, các cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân bổ cũng cần phải giới thiệu đủ số người ứng cử (gấp hai lần trở lên) như hội nghị hiệp thương yêu cầu.

Có thể thấy, kết quả thực hiện quy định trên trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII (2011-2016) như sau:

+ Tổng số đại biểu được bầu theo luật định là: 500 đại biểu.

+ Tổng số người được Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất phân bổ giới thiệu ứng cử là: 1101 người (trung ương là 183 và địa phương là 918); đạt tỉ lệ bình quân là 2,2 lần so với tổng số đại biểu dự kiến được bầu (tỉ lệ của kỳ bầu cử Quốc hội khố XI chỉ là 1,7; khóa XII là 2,23). Nhiều nơi số người được giới thiệu đạt tỉ lệ cao so với số đại biểu được bầu như các tỉnh: Lào Cai 4,67; Quảng Ninh 3,86; Nghệ An 3,77; Thái Nguyên 2,71; Vĩnh Long 2,67... Một số nơi tỉ lệ rất thấp ngay từ vòng đầu như: Đồng Nai (1,64), Tây Ninh, Lai Châu (1,67); Khánh Hịa, Bình Thuận (1,71)...

+ Hội nghị hiệp thương lần thứ hai, tổng số người được lập danh sách sơ bộ là 1086 người (trung ương là 183 và địa phương là 903), đạt tỉ lệ số dư giữa người ứng cử so với đại biểu được bầu là 2,17 lần (tỉ lệ của kỳ bầu cử Quốc hội khố XI chỉ là 1,93 lần, khóa XII là 2,64 lần); riêng ở địa phương, tỉ lệ này đạt 2,85 lần. Một số nơi có tỉ lệ số dư cao như: Lào Cai - 3, Hà Nội - 2,73; Lâm Đồng - 2,71, Nghệ An - 2,62, Hà Tĩnh, Gia Lai, Thái Nguyên, Quảng Ninh cùng đạt 2,57.

+ Sau hội nghị hiệp thương lần ba, danh sách chính thức những người ứng cử ĐBQH khóa XII là 832 người (trung ương là 182 và địa phương là 650), đạt tỉ lệ số dư là 1,66 lần (khoá XI chỉ là 1,52, khóa XII là 1,76 lần); riêng ở địa phương, tỉ lệ này đạt 2,05 lần. Những nơi có số dư đạt tỉ lệ cao nhất là 1,86 như

52

Gia Lai, Hà Tĩnh, Sóc Trăng, Thừa Thiên Huế. Một số nơi tỉ lệ thấp như Khánh Hịa, Bình Thuận, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Phú Thọ (1,57)...

Kết quả trên cho thấy số dư trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII tuy có giảm song nhìn chung vẫn thống nhất với cuộc bầu cử ĐBQH khóa XII. Điều này được giải thích một phần do số người tự ứng cử trong cuộc bầu cử này giảm mạnh (từ 238 xuống 83 người), tuy nhiên, về bằng cấp, chuyên môn, năng lực lại cao hơn nhiều. Mặt khác do năm 2011 là năm đầu tiên nước ta tổ chức hai cuộc bầu cử ĐBQH và đại biểu Hội đồng nhân dân trong cùng một ngày nên còn nhiều lúng túng với các tổ chức phụ trách bầu cử và với cả ứng cử viên.

Như vậy, đối với những địa phương do ngay từ đầu, Ban thường trực Ủy ban MTTQ cấp tiến hành hiệp thương lần thứ nhất đã giới thiệu vượt yêu cầu số người ứng cử (đảm bảo nhiều hơn ít nhất gấp hai lần trở lên so với số lượng đại biểu được bầu) nên đã rất chủ động trong việc lựa chọn danh sách chính thức trong hội nghị hiệp thương lần thứ ba. Ngược lại, nếu không chủ động đảm bảo được tỷ lệ theo quy định sẽ gây rất nhiều khó khăn cho hiệp thương vịng ba vì phải hiệp thương “trịn” và nếu có người ứng cử nào bị đưa ra khỏi danh sách hiệp thương lần ba thì số dư lại khơng bảo đảm. Hiện tượng này vẫn xảy ra ở một số địa phương, đặc biệt là trong khâu cuối cùng của quy trình hiệp thương. Thực tế bầu cử Quốc hội XIII cho thấy vẫn còn nhiều địa phương từ hiệp thương lần hai đến hiệp thương lần ba, số lượng người ứng cử là không thay đổi như n Bái (1,67), Bình Định (1,75). Cá biệt, có nơi cả ba lần hiệp thương số dư được giữ nguyên như Tây Ninh, Lai Châu (1,67). Mặc dù khơng vi phạm pháp luật, nhưng tình trạng trên vừa làm cho quá trình hiệp thương chỉ là hình thức, khơng có sự lựa chọn, vừa khơng bảo đảm tính dân chủ và cạnh tranh của cuộc bầu cử. Trong cuộc bầu cử tới MTTQ cần hướng dẫn cụ thể hơn cũng như giám sát, chấn chỉnh ngay từ đầu vấn đề này để đạt kết quả như yêu cầu đã đặt ra.

53

Một thực tế nữa là, đối với các ứng cử viên ở khối cơ quan trung ương, số người ra ứng cử bằng đúng với số đại biểu được bầu, tức tỉ lệ là một ứng cử viên để bầu một chức danh. Nếu ứng cử viên nào bị loại khỏi danh sách thì đó là trường hợp hiếm hoi do có vấn đề về hồ sơ khơng rõ ràng hay có khiếu nại, tố cáo mà chưa kịp xác minh. Trong cuộc bầu cử Quốc hội XIII, số đại biểu dự kiến ở Trung ương là 183 thì theo chỉ đạo, các cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng giới thiệu đúng 183 ứng cử viên. Đến lần hiệp thương thứ ba, hội nghị mới quyết định rút khỏi danh sách chính thức một ứng cử viên đó là ơng Trần Cơng Toại - Viện trưởng Viện Cơng nghệ và quản trị Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam. Lý do được Ban Thường trực UBTƯMTTQ Việt Nam đưa ra là hồ sơ của ơng Toại có một số nội dung chưa đầy đủ và không rõ ràng. Đây là vấn đề đã tồn tại trong nhiều kỳ bầu cử Quốc hội và có khơng ít ý kiến đã được đưa ra song đến nay vẫn chưa có thay đổi gì về mặt cơ chế. Điều này cho thấy sự bất bình đẳng, phân biệt rõ rệt giữa ứng cử viên ở Trung ương và địa phương, không đúng với tinh thần của bầu cử là mọi ứng cử viên đều có quyền lợi như nhau. Theo đó mà tính cạnh tranh và mức độ dân chủ của cuộc bầu cử sẽ bị suy giảm đáng kể ngay từ vòng hiệp thương giới thiệu ứng cử viên.

Một phần của tài liệu Đảm bảo tính cạnh tranh trong bầu cử quốc hội ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)