Muốn có được một bộ máy đại diện thực sự cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, muốn chọn được đúng người hiền tài thì cử tri khơng thể chỉ xem xét mấy dịng lý lịch trích ngang rất sơ lược được dán tại nơi bầu cử, mà quan trọng hơn là phải được trực tiếp lắng nghe các ứng cử viên trình bày những kế hoạch hành động, chương trình cụ thể mà mình sẽ thực hiện khi trúng cử trở thành người đại biểu nhân dân. Tuy nhiên, cử tri không muốn nghe những lời hứa sng, những chương trình hành động chung chung, mà cần được nghe những lời tâm huyết của từng ứng cử viên đối với những nhiệm vụ trọng đại nếu được nhân dân giao phó. Vì vậy, để thuyết phục được cử tri, chương trình hành động của ứng cử viên phải có những giải pháp cụ thể, thiết thực, có tính khả thi cao, nhất là phải thể hiện được trình độ am hiểu pháp luật để xây dựng các đạo luật và giám sát hoạt động của các cơ quan hành pháp. Đó phải là những hiểu biết về từng bức xúc của quần chúng, được dư luận xã hội quan tâm cũng như những suy nghĩ về các biện pháp khắc phục. Tóm lại, chương trình hành động của ứng cử viên
62
phải là quá trình ấp ủ tâm huyết, thể hiện sự chân thành đối với cử tri “bằng lời hứa những việc mình có thể làm được, hứa những việc đã suy nghĩ kỹ” [116].
Để làm được điều đó, ứng cử viên nào cũng phải nắm rõ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước. Theo hướng dẫn của UBTVQH, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Ban thường trực Ủy ban MTTQ cùng cấp giới thiệu những nội dung cơ bản về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để người ứng cử ĐBQH xây dựng dự kiến chương trình hành động của mình. Trên cơ sở đó, các ứng cử viên phải biểu thị quan điểm riêng của mình trong thực tiễn cơng tác và tùy từng cương vị xã hội mà nói cho cử tri biết mình sẽ làm gì để tạo ra bước chuyển biến chung cho tồn xã hội, có sáng kiến gì để góp phần khắc phục một cách cụ thể các tồn tại, khó khăn của từng ngành, từng cấp, từng lĩnh vực. Người được trung ương giới thiệu ứng cử ĐBQH ở địa phương nào thì cũng cần kết hợp nghiên cứu tình hình địa phương đó và tình hình chung của cả nước để xây dựng dự kiến chương trình hành động của mình cho phù hợp.
Về bản chất, chương trình hành động phải mang tính cá nhân, thậm chí có thể nói tính cá nhân càng cao, tính cạnh tranh trong vận động bầu cử cũng càng cao. Tuy nhiên, chương trình hành động của các ứng cử viên ĐBQH hiện nay hầu hết quá nhấn mạnh tính tập trung theo sự chỉ đạo của Đảng, của chính quyền nên thường “hao hao” giống nhau, thiếu những suy nghĩ mang tính “đột phá” mang bản sắc riêng của mỗi cá nhân. Điều này dẫn đến hậu quả là cử tri rất khó khăn trong việc phân biệt, so sánh chương trình hành động của ứng cử viên này với ứng cử viên khác để làm cơ sở chọn lựa, bỏ phiếu.
Một điều đáng nói nữa là tình trạng khá phổ biến trong các cuộc bầu cử Quốc hội trước đây là chương trình hành động của ứng cử viên hầu hết lại do người khác chuẩn bị. Đặc biệt, với các ứng cử viên là lãnh đạo trong các cơ quan
63
nhà nước thì việc này gần như được “khốn” cho thư ký. Tại các buổi tiếp xúc cử tri, ứng cử viên cũng thường chỉ nhìn giấy đọc một mạch là xong, sau đó gần như khơng có sự trao đổi qua lại nào giữa ứng cử viên và cử tri. Tuy nhiên, trong hai cuộc bầu cử gần đây, vấn đề này đã được cải thiện dần thơng qua q trình đối thoại trực tiếp giữa ứng cử viên với cử tri trong các buổi tiếp xúc, vận động bầu cử. Theo GS. Nguyễn Lân Dũng, “để tránh tình trạng các bài phát biểu được người khác chuẩn bị hộ, sau khi các ứng cử viên trình bày nên có sự trao đổi trực tiếp giữa đại diện cử tri và các ứng cử viên” [119]. Không những thế, điều này chứng tỏ khơng khí dân chủ đã được tăng cường, phát huy tại các cuộc bầu cử. Cũng nhờ đó mà bản thân cử tri và dư luận xã hội đã quan tâm đến chương trình hành động của ứng cử viên nhiều hơn trước. Qua phần trả lời của ứng cử viên, cử tri có điều kiện hiểu rõ hơn những vấn đề mà ứng cử viên đề cập đến, từ đó sẽ có thêm thơng tin về năng lực, trí tuệ và ý chí của từng người để “chọn mặt gửi vàng”. Vì vậy, các ứng cử viên thường cam kết nếu đắc cử sẽ gần dân, dành thời gian tiếp dân, lắng nghe và phản ánh nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân; có tiếng nói mạnh mẽ góp phần quan trọng giải quyết những vấn đề quốc kế dân sinh bức xúc; quan tâm, kiến nghị các cơ quan chức năng giải quyết tốt những vấn đề bức xúc của cơng dân... Tuy nhiên, có khơng ít ứng cử viên chỉ hứa hẹn viển vông hoặc đưa ra các chương trình hành động vượt quá năng lực của mình, xa lạ với những bức xúc thực tế của nhân dân. Trong khi đó, hiện nay vẫn chưa có cơ chế nào để kiểm sốt và ràng buộc những lời hứa các ứng cử viên với những việc họ được làm sau khi trúng cử.
Như vậy, có thể tóm tắt q trình xây dựng và trình bày chương trình hành động của ứng cử viên theo bảng sau:
4 3 3 2 Thu thập thơng tin, phân tích tác nhân ảnh hưởng, tìm vấn đề Xây dựng chương trình hành động Trình bày chương trình hành động trước cử tri Tiếp thu, trả lời câu hỏi của
cử tri Đại biểu
Quốc Hội
64
1
Có thể nói, việc trình bày chương trình hành động trong một thời gian ngắn với nội dung cơ đọng và súc tích - là hình thức vận động tranh cử có hiệu quả nhất trước đông đảo cử tri, tạo điều kiện cho cử tri biết được mặt mũi, tác phong, năng lực của người ứng cử. Đó chính là cơ hội để các ứng cử viên cho cử tri thấy được hiểu biết về chính trị, pháp luật cũng như trình độ biểu đạt các ý tưởng, năng lực trình bày về các dự kiến cụ thể của mình trong cả nhiệm kỳ hay ít nhất là trong năm đầu tiên làm nhiệm vụ đại biểu nhân dân.
Như đã nói ở trên, chương trình hành động mang dấu ấn cá nhân khá mạnh mẽ, đặc biệt là thể hiện qua nghề nghiệp, giới tính, lĩnh vực mà ứng cử viên đảm nhiệm khi ứng cử. Chẳng hạn ứng cử viên là giáo viên thì điều quan tâm lớn nhất của họ là góp tiếng nói đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo; nếu ứng cử viên hoạt động trong ngành y tế thì ưu tiên cao nhất của họ vẫn là những vấn đề nóng của ngành y tế… Tất nhiên, nói như thế khơng có nghĩa là họ chỉ quan tâm trong phạm vi lĩnh vực, ngành mình mà đó chỉ là lĩnh vực sẽ ưu tiên quan tâm và cũng chính là “lợi thế” của ứng cử viên này trước ứng cử viên khác. Song nếu như các ứng cử viên có cùng một lĩnh vực quan tâm tranh luận với nhau thì tính cạnh tranh của q trình vận động bầu cử và thơng tin về năng lực, trí tuệ, bản lĩnh mà cử tri nhận được còn đầy đủ và sâu sắc hơn rất nhiều. Ở Việt Nam, luật pháp khơng cấm các ứng viên nhận xét về chương trình hành động của nhau,
65
họ có quyền tranh luận, trao đổi với nhau. Nhưng thực tế cho thấy, ứng viên thường tôn trọng suy nghĩ của nhau, việc phát biểu trước cử tri như thế nào là quyền của mỗi người. Trao đi đổi lại các quan điểm, các ý kiến theo kiểu hai người đối đáp trực tiếp để tìm ra điểm ưu, điểm nhược của từng vấn đề, để cử tri đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của từng ứng cử viên thì trong các cuộc tiếp xúc cử tri đến nay chưa thấy có. Đây cũng là hướng đi cần nghiên cứu thêm để đổi mới công đoạn vận động bầu cử trong thời gian tới theo hướng dân chủ và cạnh tranh.