Có thể thấy, với các quy định của pháp luật bầu cử ở Việt Nam hiện nay, vấn đề giới thiệu nhân sự cho cuộc bầu cử Quốc hội phụ thuộc hồn tồn vào q trình hiệp thương. Nhìn chung, “quy định về hiệp thương cịn cần thiết vì phù hợp với thể chế chính trị nước ta và tương thích với những quy định khác của luật bầu cử hiện tại, góp phần nâng cao chất lượng đại biểu và bảo đảm kết quả bầu cử” [33, tr.10]. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, cơng đoạn “xử lý thơ” này thể hiện một số mặt bất cập cả về phương diện lý luận và thực tiễn làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh trong bầu cử Quốc hội hiện nay.
3.1.2.1. Quy trình hiệp thương dễ làm hạn chế quyền tự do ứng cử của công dân
Tự do ứng cử là tạo điều kiện cho công dân với tiêu chuẩn luật định có quyền bình đẳng tham gia bầu cử với tư cách ứng cử viên (tất nhiên là việc họ có thực sự trở thành đại biểu nhân dân hay khơng lại cịn tùy thuộc vào sự tín nhiệm của nhân dân). Ứng cử sẽ là khơng tự do nếu như nó là đặc quyền, đặc lợi của một ai đó, hay quyền ứng cử của cơng dân không được thực hiện trọn vẹn. Ở Việt Nam, hiệp thương buộc các ứng cử viên (những người được các tổ chức giới thiệu và những người tự ứng cử đã đủ tiêu chuẩn) phải trải qua “vịng sơ tuyển” và họ có thể bị loại. Nếu cho rằng hiệp thương là để đảm bảo ứng cử viên đủ tiêu chuẩn thì chưa xác đáng, vì tiêu chuẩn đại biểu và những trường hợp hạn chế quyền ứng cử đã được luật định. Chỉ cần các tổ chức phụ trách bầu cử kiểm
90
tra, thẩm định là biết được người đó có đủ tiêu chuẩn hay không. Hơn nữa, hệ thống 5 tiêu chuẩn như luật định rất chung chung nên rất khó đo đếm, chọn lựa (như đã phân tích ở chương 2). Mặt khác, vì khơng cụ thể nên khi vận dụng cũng rất khó minh bạch, phát sinh những bất hợp lý dẫn đến thực tế có nhiều người bị loại ra khỏi danh sách mà khơng rõ lý do. Trong đó, đối tượng chủ yếu là những người tự ứng cử, khiến họ và người dân hiểu rằng cơ cấu “khơng cịn chỗ” nên người tự ứng cử bị loại để danh sách tập trung hơn. Điều này cịn có lý do khác từ các tổ chức phụ trách bầu cử muốn “gọn” danh sách để chắc chắn sẽ bầu đủ, không phải mất thời gian bầu thêm, bầu bổ sung.
Bên cạnh đó, có thể thấy, những quy định về thủ tục, trình tự để giới thiệu người ra ứng cử rất cụ thể, rõ ràng, những ứng cử viên được đề cử cũng được hướng dẫn cụ thể việc làm hồ sơ ứng cử. Trong khi đó, quy định dành cho thành phần tự ứng cử chưa cụ thể, chặt chẽ, thiếu tính thực tế nên số lượng tự ứng cử nhiều nhưng chất lượng không cao, số người trúng cử rất ít. Cơ cấu dành cho người tự ứng cử thấp, thậm chí nhiều nơi khơng có. Việc lấy ý kiến tín nhiệm và nhận xét nơi cơng tác và nơi cư trú đối với ứng cử viên cịn chưa có sự thống nhất, nặng tính hình thức. Ngồi ra, thực tế hiệp thương cịn có quan niệm khơng thể để “cứ thích thì ra ứng cử” của các tổ chức bầu cử khiến cho nhiều người có khả năng, có tâm huyết cịn e ngại khi tham gia hoạt động này. Nhìn chung, chúng ta chưa có cơ chế đảm bảo sự bình đẳng giữa những nguời được đề cử và tự ứng cử trong quá trình giới thiệu nhân sự. Theo đánh giá của tác giả Phan Xuân Sơn thì “Về chủ trương, thể chế và tâm lý xã hội vẫn chưa thật sự sẵn sàng cho các cá nhân tự ứng cử” [66, tr.7].
3.1.2.2. Quá trình giới thiệu nhân sự quá nhấn mạnh tính tập trung, thống nhất
Nhìn chung, các hội nghị hiệp thương cịn nặng về hợp thức hóa sự chỉ đạo từ cấp trên. Biểu hiện rõ nét là số lượng ĐBQH chủ yếu được bầu theo dự
91
kiến, theo định hướng của lãnh đạo Đảng các cấp. Với chế độ nhất nguyên về chính trị như Việt Nam, tính thống nhất trong sự lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ trong bầu cử là cần thiết, nhưng phải trên cơ sở tơn trọng ý chí của nhân dân. Song, với những quy định hiện nay, quyền giới thiệu người ứng cử đã bị hạn chế ngay từ bước đầu của quy trình hiệp thương. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có được giới thiệu người ra ứng cử hay không phụ thuộc vào việc có được “phân bổ” chỉ tiêu hay khơng. Trên thực tế, khơng ít các trường hợp, cách thức này áp dụng một cách máy móc, xơ cứng, khơng phát huy được tính tích cực của quần chúng nhân dân trong việc lựa chọn người đại diện xứng đáng nhất cho mình. Kết quả là, một số đại biểu được bầu tuy đầy đủ các tiêu chuẩn, nhưng chưa hẳn là đại biểu xứng đáng nhất của nhân dân. Ngoài ra, ở một số địa phương, việc “gò ép”, cố gắng thực hiện dự kiến của cấp ủy có thể dẫn tới hiện tượng: có người được cấp ủy giới thiệu, nhưng không được nhân dân bầu, ngược lại có đại biểu có thể được cử tri bầu thì khơng được giới thiệu. Nói cách khác, đó là tình trạng “ý Đảng, lịng dân” chưa gặp nhau. Với cách thức hiệp thương như hiện nay, những quy định về tiêu chuẩn đại biểu trở thành vấn đề quan tâm chỉ của các tổ chức phụ trách bầu cử, MTTQ và các ứng cử viên, cử tri chỉ cần “chọn lại” trong những người đã được cân nhắc. Do đó, cuộc bầu cử đương nhiên mất đi tính cạnh tranh vì kết quả đã được “sắp xếp”, định hướng. Điều này làm giảm đi ý nghĩa quyền bầu cử trực tiếp của cơng dân, khơng khuyến khích tính tích cực chính trị của cơng chúng vì đơn giản họ khơng thấy được sức mạnh của lá phiếu của mình. Theo họ, ai trúng cũng tốt vì đã hiệp thương kĩ rồi. Không những thế, đại biểu trúng cử cũng khó có thể có mối liên hệ mật thiết với nhân dân và nguy hiểm hơn nếu hiện tượng này lặp đi, lặp lại, dần dần nhân dân sẽ mất niềm tin đối với Đảng và thờ ơ với những cuộc bầu cử. Thực tế cho thấy, cử tri không hề tỏ rõ tình cảm vui mừng, xúc động, sung sướng khi thấy một ai đó trúng cử. Cơ chế bầu cử hiện nay nặng về khâu cử, nhẹ về khâu bầu nên
92
người dân thường nói: “10 năm phấn đấu khơng bằng một lần cơ cấu”. Khơng ít đại biểu trúng cử không quan tâm đến người dân hoặc không quan tâm đến cử tri nhiều bằng quan tâm đến các cấp lãnh đạo, vì việc quyết định họ có được chọn hay không phụ thuộc chủ yếu vào tổ chức chứ khơng phải phụ thuộc vào người dân. Vì thế, nó cũng có thể dẫn đến hiện tượng “trao đổi lợi ích” giữa những người “ban ơn” (những người giữ quyền giới thiệu ứng cử viên) và những người “chịu ơn” (những người đã trúng cử nhờ sự cơ cấu, giới thiệu). Đây cũng là một trong những nguyên nhân của tình trạng “chạy chức, chạy quyền” hiện nay.
3.1.2.3. Số dư trong các vòng hiệp thương vẫn còn hạn chế
Theo như số liệu báo cáo của MTTQ, nhìn chung số dư của quy trình giới thiệu và lập danh sách ứng cử viên của hai cuộc bầu cử gần đây đã được đảm bảo ở mức độ tương đối. Tuy nhiên, đó là đối với các ứng cử viên ở địa phương cịn nếu như chỉ tính riêng các vịng hiệp thương đối với các ứng cử viên được Trung ương giới thiệu thì từ vịng đầu đến vịng thứ ba gần như khơng có sự thay đổi nào về nhân sự. Thậm chí, số đại biểu được giới thiệu ra ứng cử bằng đúng số đại biểu được bầu ở Trung ương.
Vấn đề đáng nói ở đây là quan niệm thông thường của chúng ta cho rằng, các vị đại biểu đã được trung ương giới thiệu thì ai cũng đủ đức, đủ tài, ai cũng xứng đáng trở thành người đại biểu của nhân dân nên khơng cần giới thiệu có dư để lựa chọn nữa. Cũng chính vì thế mà khi lấy ý kiến tín nhiệm của cử tri nơi công tác và nơi cư trú, các ứng cử viên này thường đạt 100% sự ủng hộ. Thực tế này đã trở thành “thói quen”, thành điều hiển nhiên trong các cuộc bầu cử ĐBQH, khiến cho quá trình hiệp thương chỉ là một thủ tục “hợp thức hóa” sự chỉ đạo của Đảng, hiệp thương “trịn”, khơng có sự cạnh tranh giữa các ứng cử viên ở Trung ương với nhau. Nhận xét việc chuẩn bị bầu cử Quốc hội khóa XIII, một đại biểu Uỷ ban trung ương MTTQ đã phát biểu: “Giờ mới lập danh sách sơ bộ
93
người ứng cử nhưng tới danh sách chính thức cũng khơng cịn gì để lựa chọn vì danh sách đã… “trịn”, khơng có số dư. Ý nghĩa hiệp thương như vậy quá hình thức” [95]. Hơn nữa, các ứng cử viên ở Trung ương khi đã chính thức ghi tên trong danh sách bầu cử cũng thường n tâm với vị trí của mình, khơng cần dốc hết tâm lực, trí lực cho việc vận động bầu cử. Điều này làm giảm tính cạnh tranh giữa các ứng cử viên trung ương với ứng cử viên địa phương trong quá trình bầu cử.