Phân tích phương trình dupont

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thiết bị y tế việt nhật (Trang 33 - 37)

II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CTCP THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT NHẬT

2. Phấn tch nhóm ch tều đc tr ng ặư

2.5. Phân tích phương trình dupont

Phân tích phương trình dupont sẽ cho ta thấy được mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), các nhân tố ảnh hưởng tới hai tỷ suất này, trên cơ sở đó có thể đưa ra biện pháp cải thiện tình hình tài chính cho công ty.

Ta có bảng số liệu các năm như sau: (Đơn vị tính: VNĐ)

2017 2018 2019 2020

DTT 542,017,039,42 8

615,074,047,088 517,172,861,928 411,416,951,706

VCSH 517,136,483,29 3 528,582,144,122 531,378,172,999 454,692,353,573 VCSHbq 522,859,313,708 529,980,158,561 493,035,263,286 Tổng TS 664,878,040,86 9 701,946,900,641 637,857,268,587 627,726,330,828 Tổng TSbq 683,412,470,755 669,902,084,614 632,791,799,708 2.5.1. Phân tích ROA: Công thức tính: 𝑅𝑅 𝑅 (%) = LNST/Tổng TSbq = LNST/DT x DT/Tổng TSbq ROA (2018) = 1.86% x 0.90 = 1.67% ROA (2019) = 0.54% x 0.77 = 0,42% ROA (2020) = -18.64% x 0.65 = -12.12% Nhận xét:

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của công ty năm 2019 giảm 1.26% so với 2018 do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

Do tỷ suất lợi nhuận doanh thu giảm làm tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản tăng:

(0.54%-1.86%) x 0.90 = -1.19%

Do hiệu suất sử dụng tài sản giảm làm tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản tăng:

0.54% x (0.77-0.90) = -0.07%

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của công ty năm 2020 giảm 12.54% so với 2019 do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

Do tỷ suất lợi nhuận doanh thu giảm làm tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản tăng:

Do hiệu suất sử dụng tài sản giảm làm tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản tăng:

-18.64% x (0.65 – 0.77) = 2.27%

Ta có thể thấy, khả năng sinh lời của tài sản thấp và bị giảm mạnh trong 3 năm 2018-2020. Đặc biệt là trong năm 2020, ROA có giá trị âm 12.12%. Sự giảm đi của ROA đến từ cả hai nhân tố: tỷ suất lợi nhuận doanh thu và tỷ số năng lực hoạt động của tài sản đều giảm qua các năm.

Sự giảm sút của tỷ suất lợi nhuận doanh thu là do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19 dẫn đến doanh thu bán hàng giảm trong năm 2019 và 2020, cùng với việc quản lý chi phí chưa tốt, đặc biệt là chi phí chi phí giá vốn trong năm 2020 dẫn đến tình trạng lợi nhuận sau thuế âm 76 tỷ. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp cũng chưa tốt giảm từ 0.9 trong năm 2018 xuống còn 0.65 trong năm 2020, cho thấy trình độ quản lý tài sản kém của doanh nghiệp. Như vậy, có hai hướng để tăng ROA là tăng tỷ suất LNST trên doanh thu

thuần (ROS) hoặc tăng vòng quay vốn kinh doanh.

 Tăng ROS bằng cách tiết kiệm chi phí.

 Tăng vòng quay vốn kinh doanh bằng cách tăng doanh thu và giảm giá bán và tăng cường hoạt động xúc tiến bán hàng.

2.5.2. Phân tích ROE:

ROE = ROA x Tổng tài sản bình quân/ Vốn chủ sở hữu bình quân

= Lợi nhuận/Doanh thu x Doanh thu/Tổng TSbq x Tổng TSbq/VCSHbq ROE (2018) = 1.86% x 0.90 x 1.31 = 2.19%

ROE (2019) = 0.54% x 0.77 x 1.26 = 0.53% ROE (2020) = -18.64% x 0.65 x 1.28 = -15.55% Nhận xét:

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của công ty năm 2019 giảm 1.66% do ảnh hưởng của 3 nhân tố:

Do tỷ suất lợi nhuận doanh thu giảm làm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng:

(0.54%-1.86%) x 0.90. 1.31 = -1.55%

Do hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm làm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng:

0.54% x (0.77-0.90) x 1.31 =-0.09%

Do hệ số nợ giảm làm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng:

0.54% x 0.77 x (1.26-1.31) =-0.02%

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của công ty năm 2020 giảm 16.08% do ảnh hưởng của 3 nhân tố:

Do tỷ suất lợi nhuận doanh thu giảm làm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng:

(-18.64%-0.54%) x 0.77 x 1.26 = -18.72%

Do hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm làm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng:

-18.64% x (0.65-0.77) x 1.26 = 2.87%

Do hệ số nợ tăng làm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng:

-18.64% x 0.65 x (1.28-1.26) = -0.24%

Như vậy, trong cả 2 năm 2019 và 2020, công tác quản chi phí cùng với hiệu quả sử dụng của các tài sản không tốt. Đặc biệt trong năm 2020, hệ số nợ tăng nhưng vẫn không thể kéo lại được chỉ số ROE, mà thậm chí còn giảm mạnh do kinh doanh thua lỗ nặng nề trong kỳ. Điều này cho thấy sự hạn chế trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp của công ty. Có hai hướng để tăng ROE: tăng ROA hoặc tăng tỷ số tổng tài sản/vốn chủ sở hữu.

 Tăng tỷ số tổng tài sản/vốn chủ sở hữu bằng cách giảm vốn chủ sở hữu và tăng nợ. Ta thấy tỷ số nợ càng cao thì lợi nhuận của vốn chủ sở hữu càng cao. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, công ty đã tăng nợ nhưng vẫn không thể thay đổi tình hình ROE; việc tăng nợ cũng làm rủi ro sẽ tăng lên. Do đó, doanh nghiệp sẽ phải hết sức thận trọng khi sử dụng nợ.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thiết bị y tế việt nhật (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)