Hội đồng thi:

Một phần của tài liệu Chương trình CĐĐD Liên thông VLVH T4.2016 (Trang 94 - 96)

Được thành lập theo Quy chế thi, kiểm tra xét lên lớp, xét tốt nghiệp trong các trường Cao đẳng, Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình đào tạo liên thông từ Trung cấp Điều dưỡng đa khoa lên Cao đẳng Điều dưỡng được xây dựng trên cơ sở chương trình khung giáo dục đại học ngành sức khoẻ trình độ cao đẳng đã được ban hành theo Thông tư số 11/2010/TT-

BGDĐT ngày 23/3/2010 và Quy chế 36/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình gồm 80 đơn vị học trình, Chương trình được thực hiện trong 2 năm và chia làm 4 học kỳ chính.

Chương trình đào tạo là cơ sở giúp Hiệu trưởng quản lý chất lượng đào tạo, là quy định bắt buộc đối với tất cả các bộ môn nghiêm túc thực hiện theo đúng nội dung chương trình đã xây dựng.

Trên cơ sở chương trình giáo dục đã được phê duyệt các bộ môn của Nhà trường biên soạn giáo trình giảng dạy theo đúng mục tiêu và thời lượng quy định sao cho vừa đảm bảo mục tiêu, nội dung, yêu cầu đề ra, vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể Nhà trường, của địa phương, đáp ứng được nhu cầu của người học và của toàn xã hội.

1. Thực tập, thực hành nghề nghiệp:1.1. Thực tập 1.1. Thực tập

Tổ chức thực tập tại phòng thực hành của các Bộ môn, Trung tâm trong Trường và các khoa lâm sàng của Bệnh viện tuyến tỉnh, Thành phố, Trung tâm Y tế Huyện.

Theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo đối với các Bộ môn Lâm sàng phải trang bị cho sinh viên kiến thức tiền lâm sàng để chuẩn bị tốt cho việc học lâm sàng

Như vậy nội dung giảng dạy tiền lâm sàng bao gồm: Nội quy, quy định đối với HS-SV thực tập tại bệnh viện, cộng đồng; cách giao tiếp, trình tự các bước khám, chăm sóc trên người bệnh; quy trình làm phiếu chăm sóc; ghi chép sổ, phiếu lâm sàng v.v.v.... Tuỳ theo thời lượng chương trình giảng dạy của bộ môn để các bộ môn xây dựng kế hoạch giảng dạy cho phù hợp. Đối với các bộ môn có phòng thực

1.2. Thực tập nghề nghiệp:

Thực tập nghề nghiệp sẽ được tổ chức sau khi sinh viên đã hoàn thành và thi xong các học phần quy định về lý thuyết cũng như thực hành và đạt kết quả học tập từ trung bình trở lên. Mục tiêu của thực hành nghề nghiệp là sinh viên có hiểu biết cơ bản về nghề nghiệp của mình sau khi tốt nghiệp và những yêu cầu về trình độ cần thiết nhằm đáp ứng nhiệm vụ được giao sau khi ra trường. Sinh viên được thực hành bệnh viện Bệnh viện tuyến tỉnh, Thành phố, Trung tâm Y tế Quận, Huyện dưới sự quản lý, hướng dẫn và đánh giá của cán bộ giảng viên nhà trường và các giảng viên hướng dẫn thực hành tại các cơ sở y tế thuộc tỉnh Thanh Hoá theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

2. Phương pháp dạy/học:

Coi trọng việc phát huy tính tự chủ trong học tập của sinh viên.

Tăng cường các phương tiện nghe, nhìn, phương pháp dạy học tích cực. Đảm bảo tài liệu dạy học và tài liệu tham khảo, điều kiện phương tiện truy cập thông tin qua mạng internet…

Tăng cường hiệu quả hiệu quả dạy học thực tập, thực hành bệnh viện, theo phương thức thực hành theo năng lực thực hiện, tăng cường vai trò của giáo viên hướng dẫn tạo điều kiện cho sinh viên học thực hành nhằm nâng cao tính chủ động trong thực hành của sinh viên để rèn luyện phương pháp, kỹ năng nghề nghiệp, gắn việc học tập với thực tiễn nghề nghiệp. Trong quá trình thực hành nghề nghiệp giảng viên Nhà trường phối hợp chặt chẽ với giảng viên hướng dẫn của các cơ sở y tế để thực hiện lượng giá, đánh giá, thi kết thúc học phần theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

3. Kiểm tra/thi:

Một phần của tài liệu Chương trình CĐĐD Liên thông VLVH T4.2016 (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w