Thực trạng TTCK ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Điều kiện hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 28 - 36)

2.3.1. Thành tựu

Thứ nhất, tăng trưởng mạnh về quy mô, góp phần phát triển hệ thống tài chính quốc gia theo hướng cân bằng và bền vững hơn, trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế

Ước tính trong hơn 20 năm qua, vốn hóa TTCK đã tăng trưởng ở mức trung bình hơn 50%/năm. Đến 30/6/2020, tổng vốn hóa TTCK Việt nam đạt mức 5,5 triệu tỷ, tỷ lệ vốn hóa thị trường/GDP đã tăng từ mức 0,3% năm 2000 lên mức 104% GDP tháng 6/2020. TTCK phát triển mạnh mẽ đã giúp cơ cấu lại hệ thống tài chính Việt Nam theo hướng cân đối, bền vững hơn. Không những vậy, TTCK cũng đã chứng minh vai trò ngày càng quan trọng trong huy động vốn, cung ứng vốn trung dài hạn cho phát triển kinh tế. Vào năm 2006, TTCK mới huy động được 40 nghìn tỷ đồng cho nền kinh tế thì con số này đến năm 2019 đã đạt 320 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2018 và gấp 8 lần so với năm 2006. Trong 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế qua TTCK vẫn đạt khoảng 107 nghìn tỷ đồng.

Thứ hai, cấu trúc và thể chế thị trường ngày càng hoàn thiện

Hệ thống văn bản pháp luật đã được phát triển một cách đồng bộ, phù hợp với bối cảnh thực tiễn cũng như kinh nghiệm và thông lệ quốc tế, từ đó giúp cho TTCK phát triển ổn định, vững chắc. Tiêu biểu nhất là Luật Chứng khoán năm 2019 được Quốc hội ban hành đã dần tiệm cận chuẩn mực, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện phát triển của TTCK Việt Nam, khắc phục được những hạn chế bất cập của Luật Chứng khoán năm 2006 và sửa đổi năm 2010.

Đối với cấu trúc thị trường, trong giai đoạn từ 2000 đến nay, hàng loạt thị trường mới đã được bổ sung giúp TTCK Việt Nam ngày càng hoàn chỉnh. Các tổ chức này đã vận hành hệ thống giao dịch, thanh toán thông suốt, an toàn, không ngừng hoàn thiện các chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm nâng

cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Đặc biệt vào ngày 10/8/2017, TTCK phái sinh (TTCKPS) Việt Nam đã chính thức được khai trương. Việt Nam trở thành quốc gia thứ 5 có TTCKPS trong khu vực ASEAN và là quốc gia thứ 42 trên thế giới có thị trường tài chính bậc cao này. TTCKPS là bước ngoặt mới cho TTCK nói riêng và thị trường tài chính nói chung, là trụ cột quan trọng thứ ba (cùng với thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu chuyên biệt) trong cấu trúc của một TTCK hiện đại. Đây là bước đệm để tiến tới hình thành các sản phẩm và công cụ đầu tư, quản lý rủi ro mới, hấp dẫn, đa dạng hơn; qua đó góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế.

Năng lực quản lý và giám sát được bài bản hóa cũng là một trong những thành công nổi bật của TTCK trong những năm qua. Mô hình quản lý, giám sát đã từng bước được hoàn thiện, có sự phân cấp rõ ràng. Hoạt động thanh tra, giám sát và cưỡng chế thực thi ngày càng hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định, kỷ cương pháp luật của thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT. Ngoài ra, hệ thống CNTT và cơ sở dữ liệu về các chứng khoán niêm yết, về giao dịch giữa các thành viên thị trường như các CTCK, công ty quản lý quỹ và các công ty đại chúng được xây dựng và hoàn thiện nhằm hỗ trợ và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thanh tra và giám sát TTCK.

Thứ ba, đóng góp quan trọng vào tiến trình cổ phần hóa DNNN, nâng cao tính minh bạch và năng lực quản trị công ty

Thông qua cơ chế đấu giá minh bạch, hiện đại và gắn cổ phần hóa với đăng ký giao dịch, niêm yết; TTCK đã góp phần quan trọng vào những kết quả cổ phần hóa và thoái vốn DNNN thời gian qua. Không những vậy, TTCK còn giúp tăng cường tính minh bạch, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết, doanh nghiệp có chứng khoán giao dịch và bảo vệ lợi ích NĐT. Ngoài ra, với quy định về phát hành, niêm yết, công bố thông tin được sửa đổi theo hướng ngày càng chặt chẽ hơn, tiệm cận chuẩn mực quốc tế; TTCK cũng

như hoạt động của các công ty niêm yết ngày càng công khai, minh bạch, khả năng giám sát của xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp được cải thiện.

Thứ tư, loại hình định chế, sản phẩm – dịch vụ ngày càng đa dạng, hướng theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế

Hiện nay, thành viên tham gia TTCK ngày càng đa dạng với 83 CTCK có giấy phép hoạt động, trong đó 74 công ty là thành viên của các SGDCK và 45 công ty quản lý quỹ đang hoạt động sau quá trình tái cấu trúc. Tiếp đó là việc hình thành các quỹ đầu tư chứng khoán với 31 quỹ hiện nay, tiến tới là quỹ tín thác đầu tư. Thị trường đã phát triển các loại hình quỹ mới như quỹ mở, quỹ thành viên, quỹ ETF, quỹ đầu tư bất động sản; qua đó thúc đẩy tính chuyên nghiệp, sự phân bổ hiệu quả nguồn lực vốn đầu tư, tạo sức cầu bền vững và độ sâu của thị trường. Cùng với đó, các trung gian hỗ trợ như Trung tâm lưu ký, ngân hàng lưu ký, công ty tư vấn, kiểm toán đã ra đời, phục vụ đắc lực cho quá trình vận hành của thị trường. Quan trọng hơn, chất lượng hoạt động của các tổ chức KDCK và trung gian hỗ trợ ngày càng cải thiện hơn về quy mô, an toàn vốn, quản lý rủi ro và quản trị doanh nghiệp, tiệm cận thông lệ quốc tế. Ngoài những sản phẩm truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu, các sản phẩm mới gần đây như hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30, sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant) ra đời ngày 28/6/2019; sản phẩm trái phiếu xanh đang trong giai đoạn triển khai thí điểm và thực hiện các chương trình tuyên truyền, giới thiệu; sản phẩm cổ phiếu xanh đang được khởi động thông qua việc vận hành chỉ số VNSI đồng thời với quy định yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết cung cấp thông tin về môi trường, xã hội và cộng đồng.

Thứ năm, TTCK Việt Nam tham gia mạnh mẽ vào quá trình hội nhập quốc tế

Hòa mình vào xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam, TTCK đã phát triển một cách mạnh mẽ, góp phần đẩy mạnh hơn nữa quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Thông qua các cam kết mở

cửa thị trường ngày càng ở mức cao, đi kèm với cơ chế minh bạch hóa, đã tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các NĐT trong và ngoài nước. Giá trị danh mục của NĐT nước ngoài đạt gần 36,6 tỷ USD (tương đương 847 ngàn tỷ đồng). Bên cạnh đó, các cam kết cho phép cung cấp qua biên giới một số dịch vụ chứng khoán đã giúp tăng chuẩn mực về quản trị công ty, tăng chất lượng cung cấp dịch vụ của TTCK Việt Nam. Ngoài ra, cơ quan quản lý các cấp cũng đã tích cực, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế trong công tác xây dựng chính sách phát triển thị trường. Theo đó, UBCKNN đã trở thành thành viên của Tổ chức Quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO) từ năm 2001 và đã chính thức trở thành thành viên đầy đủ của IOSCO năm 2013. Mức độ tín nhiệm của thị trường vốn Việt Nam được nâng cao, góp phần gia tăng khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư, giúp giảm chi phí huy động vốn trên thị trường quốc tế.

Thứ sáu, hình thành đội ngũ NĐT chuyên nghiệp

Qua hơn 20 năm hoạt động, đội ngũ NĐT trên TTCK đã tăng trưởng nhanh về số lượng và đặc biệt là chất lượng. Theo số liệu từ Sở GDCK TP.HCM, năm 2000, TTCK có khoảng 3 nghìn tài khoản NĐT tham gia, trong đó chủ yếu là NĐT cá nhân (chiếm hơn 99%), tập trung vào hoạt động đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn, hoạt động phòng vệ rủi ro còn chưa được chú trọng. Tính đến hết tháng 5/2020, TTCK đã có 2,46 triệu tài khoản NĐT trên thị trường, gấp 820 lần năm 2000, trong đó có 16 nghìn tài khoản NĐT tổ chức và gần 36 nghìn tài khoản NĐT nước ngoài. Đội ngũ NĐT chuyên nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng. Thị trường cũng đã phát triển các loại hình quỹ mới như đã nêu trên, qua đó thúc đẩy tính chuyên nghiệp, giúp việc phân bổ vốn hiệu quả và thị trường phát triển nhanh, bền vững.

Thứ bảy, hệ thống CNTT (CNTT) và cơ sở dữ liệu ngày càng được chú trọng đầu tư, góp phần phát triển TTCK một cách minh bạch và hiện đại31

Từ một hệ thống hạ tầng CNTT sơ khai, đến nay TTCK Việt Nam đã xây dựng một hạ tầng kỹ thuật CNTT tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo an toàn bảo mật, làm nền tảng cho việc triển khai các ứng dụng cốt lõi ngành chứng khoán. Các thiết bị cảnh báo sớm giúp năng lực quản lý, giám sát TTCK để bảo vệ NĐT ngày càng được nâng cao. Tính minh bạch, công bằng của thị trường trong việc tiếp cận thông tin công bố cũng được nâng cao thông qua việc xây dựng hệ thống công bố thông tin (IDS) để các công ty đại chúng thực hiện việc báo cáo và công bố thông tin điện tử, thay thế dần cho việc báo cáo bằng văn bản giấy như trước đây. Hơn nữa, hệ thống CNTT để quản lý giám sát các thành viên thị trường ngày càng đầy đủ như hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý CTCK (SCMS), hệ thống FMS,…v.v. Đến nay đã có 100% các thành viên thị trường tham gia sử dụng các hệ thống CNTT để báo cáo và công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử UBCKNN…v.v. Hệ thống cơ sở dữ liệu cũng đã từng bước được bồi đắp ngày càng đầy đủ, hoàn thiện hơn, phục vụ tốt hơn cho phân tích, dự báo và thống kê thị trường.

2.3.2. Thuận lợi

Thứ nhất, quy mô của TTCK cơ sở liên tục gia tăng

Sự gia tăng về quy mô của TTCK cơ sở được thể hiện rõ nét thông qua sự gia tăng về giá trị vốn huy động, số lượng chứng khoán niêm yết và NĐT tham gia thị trường. Nếu như vào năm 2000 trên TTCK cơ sở có 2 mã cổ phiếu niêm yết thì đến năm 2016, số lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và trái phiếu niêm yết đã tăng lên rõ rệt. Tính đến cuối tháng 12/2016, thị trường đã có 695 công ty niêm yết trên 2 SGDCK và trên 400 công ty đăng ký giao dịch trên UPCoM.

Tương tự, giá trị vốn hóa cũng tăng mạnh. Nếu như năm 2000, vốn hóa thị trường đạt 986 tỷ đồng, chiếm 0,28% GDP, năm 2015 đạt hơn 1.325.000 tỷ đồng, tương đương hơn 34% GDP. Đến cuối năm 2016, vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 1.500 lần so với năm 2000, đạt gần 1.904 tỷ đồng; Giá trị dư nợ

trái phiếu hiện chiếm khoảng 24% GDP, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt trên 43,2% GDP. Tính chung cả cổ phiếu và trái phiếu quy mô TTCK chiếm khoảng 69% GDP. Giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường năm 2016 đạt gần 6.890 tỷ đồng/phiên, tăng 40% so với bình quân phiên năm 2015 và gấp 4.900 lần so với năm 2000.

Thứ hai, nhu cầu sử dụng chứng khoán phái sinh để phòng ngừa rủi ro ngày càng rõ rệt.

Sự trồi sụt của TTCK Việt Nam trong thời gian vừa qua đã gây ra những tổn thất không nhỏ cho các NĐT, nhu cầu sử dụng các chứng khoán phái sinh đơn giản để phòng vệ rủi ro chính vì thế lại được dấy lên mạnh mẽ. Theo kết quả khảo sát điều tra về nhu cầu sử dụng sản phẩm phái sinh trên TTCK Việt Nam do HoSE tiến hành cho thấy, có tới 67,7% người được hỏi cho biết họ nghĩ đến công cụ chứng khoán phái sinh khi có nhu cầu phòng ngừa rủi ro và 92,8% sẵn sàng tham gia giao dịch khi TTCK phái sinh được triển khai.

Mặt khác, do thị trường phái sinh hàng hóa và thị trường phái sinh tiền tệ hình thành trước thị trường phái sinh chứng khoán, nên một số sản phẩm phái sinh có nguồn gốc từ tiền tệ, hàng hóa đã được sử dụng từ nhiều năm nay. Thực tế các sản phẩm phái sinh đơn giản như quyền chọn mua cổ phần, chứng quyền, hợp đồng kì hạn và một số hình thức khác đã được sử dụng khá phổ biến trên thị trường phái sinh tiền tệ và thị trường phái sinh hàng hóa đã được triển khai không chính thức tại một số CTCK. Đây là yếu tố thuận lợi để thu hút các NĐT có kinh nghiệm tham gia vào TTCK phái sinh.

Thứ ba, khung pháp lý cho TTCK phái sinh đã được xây dựng dựa trên điều kiện thị trường và đảm bảo được các thông lệ quốc tế.

Nhằm thúc đẩy sự ra đời của TTCK phái sinh, ngày 5/5/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2015/NĐ-CP, tiếp đó ngày 19/1/2016 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 11/2016/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và TTCK

phái sinh áp dụng đối với SGDCK, Trung tâm lưu ký chứng khoán, tổ chức KDCK phái sinh, tổ chức cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh, thành viên bù trừ, thành viên giao dịch, thành viên tạo lập thị trường, NĐT và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại khung pháp lý cho TTCK phái sinh được đánh giá là tương đối đầy đủ.

Thứ tư, cơ sở hạ tầng CNTT đã có những bước phát triển mạnh trong giai đoạn vừa qua.

Sự phát triển của CNTT và truyền thông được đánh giá dựa trên 3 nhóm chỉ số, gồm: (i) mức độ phổ cập ITC (Information and Communications Technology) gồm các tiêu chí như tỷ lệ điện thoại cố định, di động, băng thông internet và tỷ lệ máy tính; (ii) mức độ sử dụng ICT gồm các tiêu chí như tỷ lệ người dùng internet, số thuê bao internet, thuê bao băng rộng di động; (iii) các kĩ năng ICT có tiêu chí như tỷ lệ người trưởng thành biết chữ, tỷ lệ phổ cập phổ thông trung học. Trong những năm qua, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có chỉ số phát triển CNTT khá cao (đứng thứ 102 trong 167 quốc gia). Sự phát triển của CNTT sẽ giúp cho các cơ quan quản lý, các tổ chức tham gia thị trường có thể kết nối dễ dàng đến hệ thống của SGDCK, Trung tâm lưu kí chứng khoán của TTCK phái sinh.

Ngoài ra, sự hội nhập ngày càng sâu và toàn diện của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới đã làm tăng nhu cầu đầu tư không chỉ từ phía các NĐT trong nước. Các NĐT quốc tế càng bị thu hút bởi sự năng động của nền kinh tế Việt Nam. Nhu cầu đầu tư và phòng ngừa rủi ro trong đầu tư sẽ tiếp tục được đẩy lên mạnh mẽ, đây là động lực phát triển các giao dịch chứng khoán phái sinh. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập quốc tế và các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô cởi mở đã tạo dựng ra môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, công bằng và thân thiện với NĐT. Đặc biệt là các quy định trong lĩnh vực chứng khoán đã từng bước đưa TTCK nói chung và TTCK phái sinh trở nên minh bạch, công khai, công bằng hơn, làm giảm chi phí tham gia và tiếp cận thị trường của các NĐT và tổ chức tham gia thị trường này.

2.3.3. Khó khăn

Cơ cấu NĐT, đối với hợp đồng tương lai thì chỉ cho phép sự tham gia của NĐT là tổ chức. Còn những NĐT cá nhân không được phép. Điều này đã làm cho thị trường hợp đồng tương lai hoàn toàn mất tính thanh khoản.

Một phần của tài liệu Điều kiện hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 28 - 36)