Đặc tính sản phẩm

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BÁNH QUY KHOAI LANG (Trang 31)

Bánh quy khoai lang là sản phẩm ăn vặt nhỏ gọn, tiện lợi, giúp thư giãn và làm giảm cơn đói. Sản phẩm được làm một phần từ khoai lang thật tạo cảm giác mới lạ và tốt cho sức khỏe hơn cho người tiêu dùng. Đây cũng là sự kết hợp độc đáo giữa cấu

trúc giòn tan đặc trưng của bánh quy truyền thống và sự mềm deo của khoai lang tạo nên sự hài hòa, mới me.

4.4.4. Lợi ích sản phẩm

Trong khoai lang có chất acetylcholine (ACh) là chất có tác dụng truyền xung thần kinh tới các màng để kích thích não trong việc thư giãn. Chúng cung cấp một lượng lớn vitamin A cung cấp cho cơ thể, cải thiện hệ tiêu hóa, giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường và chống lão hóa.[6]

Ngoài ra trong khoai lang còn chứa chất potassium, đây là chất điều hòa và cân bằng nước trong cơ thể, đẩy nhiều oxygen đến não bộ.

4.4.5. Đối thủ cạnh tranh

ST T Sản phẩm Quy cách Giá bán Hạn sử dụn g Hình ảnh 1 Bánh quy Cosy Marie Gói 432g 46.000 2 Bánh quy bơ Novellini Gói 350g 86.000 3 Bánh quy Danisa Hộp 454g 120.000

4 Bánh quy Marika Orion Hộp 432g 123.50 0

CHƯƠNG 5. XÂY DỰNG BẢN MÔ TẢ SẢN PHẨM 5.1. Xây dựng bản mô tả sản phẩm

Bảng 5.2 Bảng mô tả sản phẩm

STT Đặc điểm Mô tả sản phẩm

1 Tên sản phẩm Bánh quy khoai lang

2 Đối tượng sử dụng

Mọi lứa tuổi (tránh sử dụng đối với các đối tượng dị ứng trứng, sữa, bột mì và khoai lang)

3 Khách hàng mụctiêu Độ tuổi từ 18-40 tuổi, đặc biệt là học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng hay có thói quen ăn vặt 4 Thị trường mụctiêu Tập trung ở các thành phố lớn đông các trường đại học cũng như là các công ty, văn phòng. 5 Thành phầnnguyên liệu Khoai lang, bột mì, bột khoai lang tím, sữa, đường, bơ

6 Cảm quan

Trạng thái: giòn, bề mặt hơi sần, cấu trúc mịn Màu sắc: màu tím đặc trưng cho khoai lang

Mùi: mùi thơm của bơ kết hợp với hương thơm đặc trưng của khoai lang.

Vị: Ngọt nhẹ

7 Lợi ích, rủi rocủa sản phẩm

Lợi ích: tạo cảm giác ngon miệng, cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể, giảm cảm giác đói tạm thời

Rủi ro: ăn nhiều vẫn có khả năng thừa calories gây tình trạng béo phì

8 Lợi ích chứcnăng của sản phẩm

Tốt cho hệ tiêu hóa do so với các dòng bánh quy khác, bánh quy khoai lang có phần lớn là khoai lang nên dễ tiêu hóa hơn

9 Lợi ích cảm xúccủa sản phẩm Tạo cảm giác ngon miệng, thư giản, đỡ buồn miệng 10 Điều kiện môi

thông, phân phối công ty và được vận chuyển ở nhiệt độ thường, thoáng mát, khô ráo tránh ánh nắng trực tiếp

11 Phân phối Các siêu thị lớn như Aeon, Co.op Mart, Big C,…đến các cửa hàng tiện lợi như Vin Mart, Family Mart, Circle K,…và các tạp hóa nhỏ le ở các thành phố.

12 Hạn sử dụng 1 năm kể từ ngày sản xuất

13 Bảo quản Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp 14 Quy cách đónggói Hộp giấy

15 Khối lượng riêng

350g

16 Giá bán dự kiến 60.000đ

17 Nhãn

Tuân thủ theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP (Nước sản xuất, địa chỉ, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thể tích, tên sản phẩm, mã số lô sản phẩm, thành phần, khối lượng, …)

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN Tên sản phẩm: Bánh quy khoai lang Xuất xứ: Việt Nam

Ngày sản xuất: DD/MM/YY

Hạn sử dụng: 1 năm kể từ ngày sản xuất

Thành phần nguyên liệu: Bột mì, khoai lang, bơ, đường, trứng

Khối lượng sản phẩm: 350g

Đ/c: 1712 tỉnh lộ 8, ấp 1 xã hòa phú, huyện củ chi, TPHCM

NSX,HSD

5.2. Chi phí sản xuất và giá thành dự kiến thành phẩm

Bảng 5.3 Bảng chi phí sản xuất của sản phẩm

Chi phí nguyên liệu (g)Khối lượng Đơn giá Thành tiền(VNĐ)

Bột mì 100g 23.000đ/kg 2.300đ Khoai tây nghiền 100g 10.000đ/kg 1.000đ Đường 60g 26.000đ/kg 1.560đ Trứng 1 quả (50g) 2.000/quả 2.000đ Bơ 100g 45.000đ/kg 4.500đ Tổng số 410g 11.360đ

Từ đây nhóm quyết định giá thành dự kiến là 60.000 đồng cho một sản phẩm 350g

5.3. Sự phù hợp của sản phẩm với các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo yêu cầu của pháp luật

Tên chỉ tiêu Yêu cầu

1. Trạng thái Đặc trưng cho từng loại sản phẩm 2. Màu sắc Đặc trưng cho từng loại sản phẩm

3. Mùi, vị Đặc trưng cho sản phẩm, không có mùi lạ và có mùi thơm của gia vị, nguyên liệu

Về nhãn hàng hóa: Nội dung ghi nhãn sản phẩm trên bảng 5.1 tuân theo văn bản 43/2017/NĐ-CP Nghị định về nhãn hàng hóa và văn bản 05/2019/TT-BKHCN Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của chính phủ về nhãn hàng hóa.[7]

Về phụ gia: Sản phẩm sử dụng E163(vii) thuộc nhóm phẩm màu trong Danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm (Phụ lục 1) theo Thông tư 24/2019/TT-BYT Quy định sử dụng phụ gia thực phẩm.[8]

Về chỉ tiêu chất lượng: Như vậy, bảng mô tả sản phẩm nước giải khát từ bụp giấm đáp ứng được các quy định của các văn bản pháp luật nên sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

CHƯƠNG 6. XÂY DỰNG CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ/CHỈ TIÊU KĨ THUẬT CỦA SẢN PHẨM[9]

6.1. Yêu cầu kỹ thuật

Các nguyên liệu dùng để sản xuất bánh đạt các yêu cầu vệ sinh - Bột mì: theo TCVN 4359:2008;

- Đường: theo TCVN 7968:2008 - Sữa: theo TCVN 11216:2015

6.2. Chỉ tiêu cảm quan của bánh

Bảng 6.4 Chỉ tiêu cảm quan

Tên chỉ tiêu Yêu cầu 1. Hình

dạng Bánh có hình dạng theo khuôn mẫu, vân hoa rõ nét; bánh không bị biếndạng, dập nát; không có bánh sống. 2. Trạng thái Dòn, xốp, mịn mặt.

3. Màu sắc Bánh có màu tím đặc trưng của khoai lang tím, không có vết cháy đen.

4. Mùi, vị Đặc trưng cho sản phẩm, không có mùi lạ và có mùi thơm của hươngvị, nguyên liệu

5. Tạp chất Không được có

6.3. Các chỉ tiêu lý hóa của bánh quy định

Bảng 6.5 Chỉ tiêu hóa ly

Tên chỉ tiêu Mức

2. Hàm lượng protein, %, không nhỏ hơn 3,7

3. Hàm lượng chất béo, %, không nhỏ hơn 20

4. Hàm lượng đường toàn phần (sacaroza), % không nhỏ hơn 15

5. Hàm lượng tro không tan trong axit HCl 10%, %, không lớn hơn 0,1

6. Độ kiềm, o (độ), không lớn hơn 2

6.4. Chỉ tiêu vi sinh

Bảng 6.6 Chỉ tiêu vi sinh

Vi khuẩn hiếu khí gây bệnh : Không được có

E coli: : Không được có

Cl ferfringens : Không được có

Tổng số vi khuẩn hiếu khí, VK/gr không lớn hơn 5.103

Coliforms, con/g, không lớn hơn 102

Nấm mốc sinh độc tố : Không được có

Tổng số nấm men, con/g không lớn hơn 102

6.5. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

Bánh phải được đóng gói cẩn thận trong các túi PE, giấy bóng kính, giấy opp và các loại bao bì chống ẩm khác.Các túi bánh được đựng trong hộp carton hoặc các loại bao bì khác khô sạch, không ảnh hưởng đến chất lượng bánh

Nhãn hàng hóa phải đúng với yêu cầu của Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa của thực phẩm

6.6. Giới hạn ô nhiễm vi nấm

Giới hạn ô nhiễm deoxynivalenol trong thực phẩm[10]

Tên thực phẩm ML (µg/kg)

Bánh mì, bánh nướng (pastries), bánh quy, bánh snack và

đồ ăn điểm tâm (breakfast) từ ngũ cốc 500 Giới hạn ô nhiễm zearalenone trong thực phẩm[10]

Tên thực phẩm ML (µg/kg)

Bánh mì, bánh nướng, bánh quy, bánh snack và đồ ăn điểm tâm từ ngũ cốc (không bao gồm bánh snack và đồ ăn

điểm tâm từ ngô)

CHƯƠNG 7. XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM SẢN PHẨM

7.1. Các phương án nghiên cứu 7.1.1. Phương án 1

Hình 7.10 Quy trình sản xuất dự kiến (phương án 1)[1,11]

Nguyên liệu

Nghiền nhuyễn

Trộn bột Định hình Nướng Làm nguội

Đóng gói Xử lí sơ bộ Gia nhiệt TC Bột mì, đường, bơ, sữa, trứng Sản phẩm

7.1.2. Phương án 2

Hình 7.11 Quy trình sản xuất dự kiến ( phương án 2)[1,11]

Nguyên liệu

Nghiền nhuyễn

Trộn bột Định hình Nướng Làm nguội

Đóng gói Xử lí sơ bộ Gia nhiệt TC Bột mì, đường, sữa, trứng Sản phẩm

7.1.3. Phương án 3

Hình 7.12 Quy trình sản xuất dự kiến ( phương án 3)

Nguyên liệu

Xay nhuyễn

Trộn bột Định hình Nướng Làm nguội

Đóng gói Xử lí sơ bộ Gia nhiệt Tc,vỏ Bột mì, đường, sữa, trứng Sản phẩm

Nhìn chung, 3 quy trình đều tương tự nhau. Tuy nhiên ở thành phần nguyên liệu và công đoạn làm nhuyễn nguyên liệu có sự thay đổi.

Bảng 7.7 So sánh các phương pháp sản xuất dự kiến

STT Phương án Ưu điểm Nhược điểm

1 Quy trình dự kiến 1 Do sử dụng bơ giúp tạo nên hương vị của bánh.[11]

Thiết bị dễ sử dụng và vận hành

Bơ tạo mùi thơm làm lấn át đi vị nguyên bản của khoai lang.

Chi phí mua thiết bị cao, nguyên liệu còn lợn cợn nhẹ,

2 Quy trình dự kiến 2 Thơm mùi đặc trưng

của khoai lang Chi phí mua thiết bị cao, cònlợn cợn vỏ không nghiền được

3 Quy trình dự kiến 3 Thơm mùi đặc trưng của khoai lang.

Sử dụng máy xay để xay nhuyễn nguyên liệu sau đó đem rây làm nguyên liệu mịn hơn và giữ lại phần lớn thịt củ.

Chi phí máy móc thiết bị re, dễ thao tác và vận hành, vệ sinh thiết bị dễ dàng

Cho quá nhiều nguyên liệu vào xay cùng lúc dễ bị hình trạng kẹt máy, đứng máy và nóng máy.

Tất cả các phương án đều đáp ứng được cho cả NTD và nhà sản xuất. Tuy nhiên khi nhận thấy được ưu và nhược điểm của từng phương án, để đáp ứng được nhu cầu của NTD đồng thời giảm chi phí máy móc cùng những khó khăn hay gặp phải trong sản xuất thì phương án 3 là phương án thích hợp nhất. Từ đó, nhóm chọn phương án này để xây dựng quy trình sản xuất chính.

Xử lí sơ bộ

Mục đích công nghệ: Chuẩn bị

Khoai lang sau khi thu mua sẽ được đem đi rửa sạch bằng thiết bị rửa xối nhằm loại bỏ các tạp chất bụi bẩn, cát bám xung quanh nguyên liệu và làm giảm lượng vi sinh, côn trùng trên bề mặt nguyên liệu. Sau đó đi qua máy loại bỏ vỏ sau đó chạy qua băng chuyền để các công nhân loại bỏ những sản phẩm không đạt chất lượng và các vỏ mà máy gọt còn bỏ sót trước khi đem đi gia nhiệt.

Biến đổi của nguyên liệu: quá trình rửa có thể làm tổn thương cơ học đối với bề mặt của nguyên liệu.

Nguyên liệu

Xay nhuyễn

Trộn bột Định hình Nướng Làm nguội

Đóng gói Xử lí sơ bộ Gia nhiệt Tc,vỏ Bột mì, đường, sữa, trứng Sản phẩm

Gia nhiệt

Mục đích công nghệ: Chuẩn bị

Chuẩn bị: làm cấu trúc của nguyên liệu mềm đi để chuẩn bị cho quá trình xay nhuyễn

Cách thực hiện: khoai sau khi rửa sạch sẽ được đem đi hấp cách thủy trong vòng 40 phút để khoai mềm đi

Biến đổi của nguyên liệu:

Vật lí: thay đổi cấu trúc làm khoai mềm đi

Sinh học: ức chế hoặc tiêu diệt một số loài vi sinh vật đồng thời bất hoạt hóa một số enzyme trong tế bào

Xay nhuyễn

Mục đích công nghệ: chuẩn bị

- Chuẩn bị: làm giảm kích thước của nguyên liệu giúp quá trình trộn bột cho khối bột mịn và đồng nhất hơn.

Biến đổi của nguyên liệu:

Vật lí: làm giảm kích thước của nguyên liệu

Cách thực hiện: Khoai lang sau khi hấp được đem bỏ vào cối xay thêm lượng nước phù hợp và xay nhuyễn. Sau khi xay xong, nguyên liệu sẽ được rây qua rây lọc giúp hỗn hợp mịn hơn để đem đi phối trộn với các phần nguyên liệu phía sau.

Trộn bột

Mục đích công nghệ: chuẩn bị và hoàn thiện

- Chuẩn bị: nhào trộn bột nhằm tạo nên sự dồng nhất về cấu trúc, màu sắc và sự phân bố nguyên liệu trong khối bột nhào giúp cho quá trình tạo hình tiếp theo - Hoàn thiện một số chỉ tiêu chất lượng cũng như cảm quan cho thành phẩm

Cách thực hiện: cho lần lượt từng nguyên liệu vào máy trộn bột để thực hiện quá trình trộn bột cho đến khi khối bột mịn, không dính, không nhão thì có thể đem ra bắt đầu công đoạn tiếp theo

Tạo hình

- Chuẩn bị: các khối bột được chia nhỏ thành các phần nhỏ có kích thước đồng nhất với nhau chuẩn bị cho quá trình nướng tiếp theo.

- Hoàn thiện: tạo hình sản phẩm theo thị hiếu người tiêu dùng.

Cách thực hiện: khối bột sau khi nhào trộn đều, mịn sẽ được đem đi cán mỏng và tạo hình sao cho các khối bột nhào đồng nhất về kích thước, hình dạng và bề dày. Các đường cắt phải sắc cạnh, hoa văn rõ ràng.

Nướng

Mục đích công nghệ: chế biến, bảo quản và hoàn thiện

- Chế biến: làm chín miếng bột nhào và tạo thành sản phẩm

- Bảo quản: nhiệt độ cao tiêu diệt các vi sinh vật và vô hoạt hóa các enzyme có thể xảy ra trong quá trình xử lí.

- Hoàn thiện: Tạo màu sắc, mùi vị, cấu trúc đặc trưng cho bánh. Biến đổi của nguyên liệu:

Vật lí: thay đổi hình dạng, cấu trúc của sản phẩm. Bánh sau khi nướng sẽ trương nở, thay đổi thể tích và cấu trúc xốp hơn so với trước khi nướng.

Làm nguội

Mục đích công nghệ: hoàn thiện

Sản phẩm sau khi thực hiện quá trình nướng bánh được đem đi làm nguội để tránh hiện tượng đọng sương trong bao bì.

Đóng gói

Mục đích công nghệ: Bảo quản

Sản phẩm sau khi làm nguội sẽ đem đi bao gói tránh bị hút ẩm ngược và tránh bị nhiễm vi sinh vật giúp kéo dài thời gian bảo quản của sản phẩm.

7.3.1. Thí nghiệm 1

Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian lên chất lượng sản phẩm a. Mục đích thí nghiệm

Xác định được thông số nhiệt độ và thời gian thích hợp cho quá trình nướng bánh giúp sản phẩm đạt được các chỉ tiêu đề ra ban đầu như màu sắc, độ giòn và độ chín b. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí gồm 2 nhân tố và được lặp lại 3 lần

Nhân tố A: nhiệt độ A1:160 A2:165 A3:170 A4:175 A5:180 Nhân tố B: thời gian B1:15 B2:20 B3:25 B4:30 B5:35

Bảng 7.8: Ma trận thực nghiệm thí nghiệm 1

Nhiệt độ A Thời gian B( phút)

Nội dung nghiên cứu

Xác định độ ngọt cho sản phẩm

khảo sát lượng đường cho vào sản phẩm

Mục tiêu: chọn được vị ngọt thích hợp theo xu

hướng ngày nay

Xác định thời gian và nhiệt độ nướng bánh

Khảo sát thời gian và nhiệt độ nướng phù hợp

Mục tiêu: đạt được các chỉ tiêu cảm quan mong

muốn Xác định tỷ lệ phối trộn giữa hàm lượng bột mì và khoai lang Khảo sát tỷ lệ bột mì và khoai Mục tiêu: chọn được công thức phù hợp để

tạo nên sản phẩm hài hòa về hương vị và cấu

(oC) 15 20 25 30 35

160 A1B1 A1B2 A1B3 A1B4 A1B5

165 A2B1 A2B2 A2B3 A2B4 A2B5

170 A3B1 A3B2 A3B3 A3B4 A3B5

175 A4B1 A4B2 A4B3 A4B4 A4B5

180 A5B1 A5B2 A5B3 A5B4 A5B5

Tổng số nghiệm thức: 5x5=25 , số đơn vị thí nghiệm: 25x3=75 đơn vị c. Đánh giá cảm quan

Phương pháp phân tích: phân tích cho điểm nhằm xác định mức độ chấp nhận khác

nhau, sự ưu tiên của NTD về một giá trị cảm quan của sản phẩm của sản phẩm từ các điểm số có được.

Phần trả lời: với lần lượt các mức độ từ 1 đến 5 là: không thích, hơi thích, bình thường, thích, rất thích.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ

Họ tên người thử: ………Ngày thử: ………… Mức độ ưa thích về màu sắc của anh/chị đối với mẫu có mã số…………là:

□ □ □ □ □

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM BÁNH QUY KHOAI LANG (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w