Bảng 2.10: Thống kê kết quả thu nợ của Công ty Bảng 2.11: Kết quả thực hiện thu nợ so với kế hoạch giai đoạn 2017-2019

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU NỢ TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU YÊN BÁI (Trang 74 - 79)

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

1. Tổng dư nợ 11.363 100 8.237 100 5.909 100

2. Nợ trong

hạn 5.691 50,08 2.737 33,23 1.607 27,20 3. Nợ quá hạn 5.545 48,80 993 12,06 743 12,57 4. Nợ khó đòi 127 1,12 4.507 54,72 3.559 60,23

Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính, Công ty Xăng Dầu Yên Bái Nhận xét: Qua bảng số liệu 2.11 trên ta thấy kết quả thu nợ của Công ty giảm dần qua các năm cụ thể: Năm 2018 giảm so với năm 2017 là 3.126 triệu đồng, năm 2019 giảm so với năm 2018 là 2.328 triệu đồng. Tuy nhiên nợ phải thu khó đòi của Công ty Xăng Dầu Yên Bái ngày càng tăng cao cụ thể: Năm 2017 chiếm tỷ trọng là 1,12% , năm 2018 chiếm tỷ trọng là 54,72% và năm 2019 chiếm tỷ trọng là 60,23%. Bảng 2.11 dưới đây cho thấy rõ hơn kết quả thực hiện kế hoạch thu nợ của Công ty giai đoạn 2017- 2019.

Bảng 2.11: Kết quả thực hiện thu nợ so với kế hoạch giai đoạn 2017-2019 Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 KH TH TH/ KH (%) KH TH TH/ KH (%) KH TH TH/ KH (%) Tổng số phải thu trong kế hoạch thu nợ Trong đó: 20.660 11.363 55,0 18.743 8.237 43,9 14.709 5.909 40,2 Nợ trong hạn 10.347 5.691 55,0 6.228 2.737 43,9 4.001 1.607 40,2 Nợ quá hạn 10.082 5.545 54,9 2.260 993 43,9 1.849 743 40,2 Nợ khó đòi 231 127 54,9 10.256 4.507 43,9 8.859 3.559 40,2 2. Thời gian thực hiện 31/12/ 2017 Tháng 6/2018 31/12/ 2018 Tháng 3/19 31/12/ 2019 Tháng 3/2020

75

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả thu nợ của Công ty Xăng Dầu Yên Bái qua các năm từ 2017- 2019 đều không đạt kế hoạch cả về quy mô, cơ cấu và thời hạn thu nợ. Trong giai đoạn này, tổng dư nợ có giảm song tỷ lệ thu nợ (thực hiện/kế hoạch) của Công ty nằm trong khoảng từ 40-60% (tỷ lệ tương ứng lần lượt từ 2017-2019 là 55%, 44% và 40%). Mặc dù tỷ lệ thực hiện/kế hoạch so với các đơn vị cùng ngành không chênh lệch nhiều nhưng rõ ràng đang có xu hướng giảm xuống.

Kết quả khảo sát của tác giả cũng cho thấy công tác tổ chức thực hiện thu nợ của Công ty được đánh giá chưa cao (Hình 2.7).

Hình 2.7: Khảo sát về tổ chức thực hiện thu nợ

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả, tháng 6/2020

Việc phân công nhiêm vụ thu nợ cho các bộ phận và cá nhân được đánh giá 3,9 điểm, chưa phải là tốt. Các tiêu chí về hướng dẫn, đôn đốc, hỗ trợ các cửa hàng và khách hàng; về kinh phí và phương tiện phục vụ thu nợ (như hệ thống thông tin kỹ thuật, phương tiện liên lạc, đi lại ..) được đánh giá tốt với điểm đánh giá lần lượt là 4,5 và 4,2. Tiêu chí trình độ chuyên môn của nhân viên thực hiện thu nợ là yếu tố được đánh giá yếu nhất khi điểm trung bình chỉ đạt 2,9 điểm. Đáng chú ý nhất là kết quả cuối cùng về thu nợ so với kế hoạch thu nợ cũng chưa cao (3,8 điểm), cho thấy Công ty phải nỗ lực hơn nữa trong việc thực hiện các kế hoạch thu nợ.

2.3.3. Kiểm soát thu nợ

* Chủ thể kiểm soát thu nợ :

Công ty Xăng Dầu Yên Bái thành lập Ban kiểm soát nợ gồm Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng, Trưởng phòng kinh doanh và Tổ kiểm soát nợ với nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Giám đốc tài chính:

+ Ký quyết định thực thi chính sách kiểm soát nợ. + Phê duyệt thời gian nợ tối đa cho phép.

soát nợ.

- Kế toán trưởng và Trưởng phòng kinh doanh: + Giám sát trực tiếp tổ kiểm soát nợ.

+ Cùng ký vào các báo cáo, đề nghị của tổ kiểm soát nợ trước khi trình lên Ban giám đốc quyết định.

- Tổ kiểm soát nợ:

+ Xây dựng chính sách kiểm soát nợ.

+ Đánh giá, phân loại khách hàng theo các tiêu chí của doanh nghiệp + Đề nghị thời gian nợ tối đa cho từng khách hàng để Giám đốc duyệt. + Báo cáo tình hình thu hồi nợ cho Ban kiểm soát nợ mỗi tháng 1 lần.

+ Cập nhật chính sách kiểm soát nợ 6 tháng 1 lần để đảm bảo chính sách phù hợp với tình hình kinh tế thực tế.

+ Đối chiếu nợ với khách hàng 3 tháng 1 lần. Kế toán thanh toán chịu trách nhiệm in các sổ sách, báo cáo đối chiếu công nợ của từng khách hàng, chuyển cho nhân viên công nợ đem đi đối chiếu. Sau khi đối chiếu xong, hồ sơ được hoàn trả về phòng kế toán trong vòng 1 tháng.

+ Chịu trách nhiệm đôn đốc, thu hồi nợ kịp thời theo hạn.

+ Đề xuất với Ban kiểm soát nợ các giải pháp thu hồi nợ trong những trường hợp cần thiết.

Nội dung kiểm soát thu nợ tại Công ty cụ thể như sau:

- Kiểm soát số nợ phải thu và cơ cấu nợ phải thu từ các khách hàng, các nguồn tại thời điểm nhất định: Tổng số nợ phải thu đã thực hiện được bao nhiêu so với kế hoạch đề ra, trong đó từ mỗi nhóm khách hàng là bao nhiêu, cơ cấu các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ khó đòi là bao nhiêu?

- Kiểm soát tiến độ thu nợ: là kiểm soát hoạt động thu nợ từ các khách hàng của Công ty có được thực hiện đúng tiến độ so với kế hoạch được giao hay không. Trong quá trình kiểm soát đó, có thể phát hiện, đánh giá các cán bộ hoặc phòng ban có “vấn đề” trong thực hiện chỉ tiêu kế hoạch thu nợ, chẳng hạn chưa tuân thủ quy định về tài chính kế toán, chưa kiên quyết, chưa quyết tâm, phương pháp chưa phù hợp, kết quả

77

thực hiện thu nợ đang còn thấp…, từ đó kịp thời đưa ra biện pháp xử lý.

- Đánh giá sự phù hợp, tuân thủ các quy trình, quy định của pháp luật cũng như của Công ty trong quá trình vay, trả nợ. Phát hiện ra các khoản nợ và các khách hàng có dấu hiệu rủi ro; phát hiện ra sai lệch, nguyên nhân sai lệch so với hệ thống các điều kiện, tiêu chuẩn, định mức, quy định của Công ty, từ đó có những biện pháp điều chỉnh, khắc phục kịp thời.

Hình thức kiểm soát:

Theo quy chế của Công ty, định kỳ 06 tháng và kết thúc năm tài chính, cùng với việc lập và nộp báo cáo tài chính, báo cáo giám sát, công ty có trách nhiệm thực hiện báo cáo về tình hình quản lý và thu hồi nợ, xử lý nợ tồn đọng, khả năng và tình hình thanh toán nợ theo quy định tại quy chế này. Tuy nhiên trong giai đoạn 2017- 2019, mỗi năm Công ty mới chỉ thực hiện 1 đến 2 đợt kiểm tra định kỳ và 1 đợt kiểm tra đột xuất đối với hoạt động thu nợ.

Các hình thức kiểm soát trước, trong và sau thu nợ được thực hiện phù hợp. Để bảo đảm thu hồi nợ đúng hạn, Công ty đã thiết lập hệ thống theo dõi cảnh báo để cơ sở đôn đốc thu hồi công nợ đảm bảo không phát sinh công nợ vượt hạn mức, quá hạn, tuy nhiên kiếm soát sau thu nợ chưa đầy đủ.

Kết quả kiểm soát:

Năm 2017 phát hiện được 02 sai phạm trong thực hiện quản lý thu nợ. Năm 2018 phát hiện 01 sai phạm và năm 2019 phát hiện 2 sai phạm trong đó có 1 sai phạm về phân loại cơ cấu nợ (là nợ xấu nhưng để ở nợ đến hạn) và 1 sai phạm về tiến độ (báo cáo không đúng hạn). Rất may là nhờ kiểm soát nên các sai phạm này đều được phát hiện kịp thời, tránh cho Công ty những rủi ro và tổn thất về tài chính.

Bảng 2.12: Tình hình kiểm soát thu nợ

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng 3 năm

Số cuộc kiểm soát định kì (cuộc) 1 1 2 4

Số cuộc kiểm soát đột xuất (cuộc) 1 1 1 3

(sai lệch)

Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính Công ty

Kết quả khảo sát của tác giả về thực trạng kiểm soát thu nợ như sau:

Hình 2.8: Kết quả khảo sát về thực trạng kiểm soát thu nợ

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả, 6/2020

Qua khảo sát có thể nhận xét: Việc kiểm soát thu nợ được đánh giá chưa thật tốt, chỉ có tiêu chí Ban Kiểm soát nợ làm việc hiệu quả là được đánh giá ở mức tốt (4,3/5 điểm); hai tiêu chí còn lại chưa cao: việc kiểm tra, rà soát nợ chỉ đạt 3,5/5 điểm; các sai phạm được phát hiện kịp thời đạt 3,9/5 điểm . Điều này một lần nữa minh chứng cho kết quả thu nợ chưa cao đã được đưa ra phân tích trong phần trên.

79

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý thu nợ tại Công ty Xăng Dầu Yên Bái

2.4.1. Đánh giá theo tiêu chí

Để đánh giá một cách tổng quát tình hình quản lý thu nợ tại Công ty Xăng Dầu Yên Bái trong 3 năm 2017 – 2019, ta xem bảng phân tích tốc độ thu hồi nợ (bảng 2.13).

Bảng 2.13: Phân tích tốc độ thu hồi nợ của Công ty

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU NỢ TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU YÊN BÁI (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w