Kết quả công tác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thử nghiệm để xây dựng quy trình công nghệ xử lý, phân tích, tổng hợp tài liệu đại vật lý và ảnh viễm thám với mục đích điều tra địa chất và khoáng sản (Trang 104 - 107)

II. kết quả xử lý, phân tích tài liệu địa vật lý và ảnh viễn thám vùng cẩm thuỷ thanh hoá.

2.Kết quả công tác

a. Đặc điểm địa chất:Vùng nghiên cứu thuộc cấu tạo đầu toả phía đông nam của cấu trúc nếp lồi Cẩm Thuỷ. Trục nếp lồi có ph−ơng tây bắc - đông nam, đ−ờng bản lề gần trùng với suối làng Chạo. Hai cánh của nếp lồi khá đối xứng qua trục. Các đá tạo nên cấu trúc vùng phân bố trẻ dần từ nhân nếp lồi ra hai cánh. Khống chế cấu trúc của vùng gồm hai đứt gãy khu vực là đứt gãy Ftb1 phía đông vùng và đứt gãy sông Mã ở phía tây nam vùng.

Trong vùng không có mặt của các đá magma xâm nhập. Tham gia vào cấu trúc địa chất của vùng gồm có 6 hệ tầng, có tuổi từ Cambri hạ đến Pecmi th−ợng và trầm tích Đệ tứ không phân chia, phù hợp kết quả xử lý, phân tích.

Trong vùng phát triển các hệ thống đứt gãyTB-ĐN, á vỹ tuyến và ĐB-TN. Trong đó hệ thống đứt gãy chính có ph−ơng tây bắc - đông nam gồm hai đứt gãy chính là Ftb1 và đứt gãy Ftb4.

b.Khoáng sản

Trong vùng nghiên cứu đã phát hiện đ−ợc 3 đới khoáng hoá vàng và một điểm quặng antimon .

Đới khoáng hoá số 1:Đới này đã đ−ợc các nhà địa chất tr−ớc phát hiện gọi là điểm vàng Cẩm Qúy, trong hệ tầng Nậm Pìa. Đới rộng ≈ 300m, kéo dài ≈ 600m. Ph−ơng kéo dài á vĩ tuyến.

Hình thái thân quặng là các mạch thạch anh nhỏ ≈ 3cm-20cm xuyên cắt đá phiến sét, phiến sét than. Thạch anh trắng đục, dạng mạch, phân nhánh đuôi ngựa, tạo thành hệ mạch song song. Thạch anh tinh hốc đ−ợc lấp đầy bởi sulfur, đá xunh quanh bị dập vỡ, sulfur hoá.

Đới khoáng hoá đã bị limonit hoá mạnh mẽ, trên đới limonit dân đã khai thác vàng đến độ sâu ≈ 15m.

Đới khoáng hoá số 2: Đới nằm ở s−ờn núi với độ cao ≈ 60-120m., đ−ợc khống chế bởi 2 đứt gãy Fvt1 và Fvt2. Cách đới khoáng hoá số 1 ≈ 700m phía tây bắc.

Hình thái thân quặng là các mạch thạch anh nhỏ 2-20cm, xuyên cắt đá hệ tầng Pá Ham theo các khe nứt tách có ph−ơng 40-2200. Các mạch thạch anh dạng phân nhánh song song tạo thành đới mạch. Trong mạch thạch anh sulfur xâm tán không đều, dạng ổ hoặc lấp đầy. Đới biến đổi cạnh mạch chủ yếu sulfur hoá dạng xâm tán hạt nhỏ. Đới rộng ≈ 400m, kéo dài theo ph−ơng tây nam - đông bắc ≈ 800m.

Kết quả đo điện trên tuyến T5 bằng ph−ơng pháp mặt cắt đối xứng phân cực đã phát hiện ở khoảng từ cọc -9 đến cọc +4 có độ phân cực khoảng 4% và điện trở suất 700Ωm.

Nằm phía bắc vùng nghiên cứu, phần th−ợng nguồn suối Làng Mực . Trong đới này có 2dải quặng hoá.

Dải quặng hoá 3-1: nằm trong đới dập vỡ dọc đứt gãy Ftb2 đới rộng ≈ 30m kéo dài theo ph−ơng tây bắc - đông nam ≈ 400m. Dải quặng gồm các mạch thạch anh nhỏ nghèo sulfur, mạch có dạng phân nhánh, đuôi ngựa. Biến đổi cạnh mạch là thạch anh hoá trong đới dập vỡ của đá phiến sét màu xám lục.

Kết quả đo điện trên tuyến T1, T2 bằng ph−ơng pháp mặt cắt phân cực liên hợp cho thấy dải khoáng hóa này có độ rộng 40m với độ phân cực khoảng 17% với điện trở suất cỡ 40Ωm. Trên tuyến T1 đã tiến hành đo dipol-dipol, kết quả phân tích định l−ợng cũng đã phản ánh đ−ợc sự tồn tại của dải khoáng hóa này ở độ sâu d−ới 30m .

Dải quặng hoá 3-2. Nằm cách thân quặng 3-1 ≈ 100m về phía 2250. Đới có chiều rộng ≈ 10m, chiều dài phát hiện đ−ợc ≈ 200m theo ph−ơng tây bắc - đông nam.

Hình thái thân quặng là các mạch thạch anh nhỏ từ vài cm đến ≈ 20cm xuyên cắt đá cát kết thạch anh và đá vôi.

Mạch thạch anh trắng đục đặc sít, dạng mạch, dạng phân nhánh ph−ơng 130-3100, cắm đứng, trong thạch anh nghèo sulfur. Các mạch thạch anh tạo thành đới mạch. Ranh giới giữa mạch thạch anh và đá vây quanh khá rõ. Rìa mạch khi cắt qua đá vôi gây silic hoá, khi cắt qua đá cát kết gây thạch anh hoá, đôi khi xoá nhoà ranh giới tiếp xúc. Đới biến đổi cạnh mạch chứa sulfur và nằm chỉnh hợp với đá vây quanh. Trong mạch thạch anh và đới biến đổi có hiện t−ợng clorit hoá màu xanh lục.

Kết quả đo điện trên tuyến T1, T2 bằng ph−ơng pháp mặt cắt phân cực liên hợp cho thấy dải khoáng hóa có độ rộng 60m với độ phân cực khoảng 15%, điện trở suất khoảng 1200Ωm. Trên tuyến T1 đã tiến hành đo dipol-dipol, kết quả phân tích định l−ợng cũng đã phản ánh đ−ợc sự tồn tại của dải khoáng hóa này ở độ sâu d−ới 30 m.

Vàng sa khoáng

Vàng sa khoáng phân bố khá rộng rãi trong vùng nghiên cứu. Hầu hết các thung lũng chứa vàng đã và đang bị khai thác không theo tổ chức của dân địa ph−ơng.

Antimonit

Antimonit đ−ợc phát hiện tại điểm khảo sát C2016, trong hang đá vôi quan sát đ−ợc mạch thạch anh antimonit, mạch rộng ≈ 15cm, chiều dài ch−a khống chế đ−ợc. Mạch có ph−ơng trùng với ph−ơng của đứt gãy Ftb3, nằm trong đới nứt vỡ của đứt gãy (tây bắc -đông nam). Biến đổi cạnh mạch chủ yếu là thạch anh- sericit hoá, thuộc nhiệt dịch nhiệt độ thấp Xung quanh thân quặng ở phía thấp của địa hình gặp quặng antimonit lăn. Tại đây dân đã khai thác, tận thu tại các điểm quặng lăn.

Nh− vậy vùng nghiên cứu trọng tâm khoáng sản là vàng gốc, kế tiếp đến là antimonit, các khoáng sản khác nh− chì - kẽm, mangan, sắt chỉ có biểu hiện hoặc điểm quy mô nhỏ không có giá trị công nghiệp. Để làm rõ quy mô các khoáng sản có trong vùng nói chung cần đầu t− nghiên cứu tiếp.

Qua kết quả kiểm tra thực tế cho thấy khá phù hợp với tài liệu xử lý, phân tích tổng hợp tài liệu địa vật lý và ảnh viễn thám.

iv. nhận xét, đánh giá quy trình xử lý, phân tích

Quy trình xử lý, phân tích tổng hợp tài liệu địa vật lý và viễn thám đ−ợc xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu, phân tích thử nghiệm, kiểm tra đánh giá thực tế và có tham khảo các quy trình xử lý, phân tích riêng rẽ các tài liệu địa vật lý, tài liệu ảnh viễn thám đã đ−ợc sử dụng từ nhiều năm nay tại Liên đoàn Vật lý địa chất và Liên đoàn Bản đồ địa chất.

Quá trình xử lý phân tích riêng rẽ tài liệu địa vật lý và viễn thám đã thu đ−ợc những kết quả nhất định song cũng bộc lộ một số tồn tại khó khắc phục do đặc điểm đặc thù của các tài liệu này. Tài liệu địa vật lý có khả năng nghiên cứu sâu, song lại bị ảnh h−ởng nhiều của các bất đồng nhất trên mặt, trong khi đó tài liệu viễn thám tuy bị hạn chế về chiều sâu nghiên cứu song lại khá phân dị với các đối t−ợng nông. Sự kết hợp hợp lý giữa hai dạng tài liệu này sẽ làm tăng hiệu quả xử lý phân tích.

Điều này thể hiện rất rõ qua kết quả sử dụng cả hai dạng tài liệu để giải quyết hai bài toán cơ bản của điều tra địa chất khoáng sản là giải đoán thành lập bản đồ cấu trúc địa chất và nhận dạng đối t−ợng khoáng sản.

Với bài toán thứ nhất ở vùng Cẩm Thuỷ nhiều thành tạo địa chất đã đ−ợc phân chia chi tiết và khách quan hơn ( hình 21, 22) trong khi điều này bị hạn chế nếu chỉ sử dụng độc lập tài liệu địa vật lý hoặc viễn thám ( các đá phun trào hệ tầng Cẩm Thuỷ, các thành tạo lục nguyên carbonat từ Ordovic đến Devon khi sử dụng phối hợp hai dạng tài liệu đã phân chia chi tiết hơn ).

Việc sử dụng t− liệu viễn thám phối hợp làm cho việc phân chia các đới dị th−ờng tập trung hơn, từ đó việc dự đoán các đới biến đổi địa chất theo tài liệu địa vật lý có độ tin cậy cao hơn ( hình 24, 25).

Kết quả công tác kiểm tra thực địa hoàn toàn phù hợp với kết quả xử lý, phân tích cả về đặc điểm cấu trúc địa chất chất cả về triển vọng khoáng sản. Tuy nhiên do khối l−ợng hạn chế trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học nên mới chỉ dừng lại ở mức độ phát hiện các đới biến đổi có khoáng hoá mà ch−a đánh giá kỹ về mức độ triển vọng khoáng sản của từng đới khoáng hoá đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả kiểm tra thực địa đã minh chứng tính đúng đắn và hiệu quả thực tế của việc xử lý phân tích tổng hợp tài liệu địa vật lý và ảnh viễn thám và quy trình đã xây dựng.

Kết Luận và kiến nghị

Theo quyết định giao nhiệm vụ số 480/RD/HĐ-CNCL ngày 28 tháng 2 năm 2002 của Bộ Công nghiệp, và các hợp đồng khoa học công nghệ số 67/RD/HĐ-CLCN ngày 28.3. .2002, giữa Bộ Công nghiệp và Liên đoàn Vật lý Địa chất, hợp đồng số 19/BTNMT- HĐKHCN ký ngày 29/10/2003 giữa Bộ Tài nguyên & Môi tr−ờng và Liên đoàn Vật lý Địa chất các tác giả đã hoàn thành toàn bộ các mục tiêu và nhiệm vụ đ−ợc giao:

- Đã tập hợp và nghiên cứu các bộ ch−ơng trình xử lý, phân tích tài liệu địa vật lý và ảnh viễn thám hiện đại nhất hiện có ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: Các bộ ch−ơng trình phần mềm hiện có ở Việt Nam nh−: E.R. Mapper 5.5, Coscad 8.0, Tr−ờng thế, Didactim, Idrisi v.v.. hoàn toàn đáp ứng việc xử lý, phân tích tổng hợp tài liệu địa vật lý và viễn thám.

- Đã nghiên cứu kỹ các đặc điểm của các tr−ờng địa vật lý và ảnh đa phổ, qua đó cho thấy: cả hai dạng tài liệu địa vật lý và viễn thám t−ơng đối t−ơng thích nhau, kể cả không gian nghiên cứu và độ sâu phản ảnh đối t−ợng nghiên cứu. Đó là các tr−ờng từ, trọng lực, tr−ờng xạ phổ gamma, các tr−ờng và tham số biến đổi của chúng, tr−ờng cấp độ xám ảnh đa phổ, các tài liệu biến đổi của chúng và các tài liệu về mật độ lineament. - Đã tiến hành xử lý, phân tích tổng hợp tài liệu địa vật lý và ảnh đa phổ vùng Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá. Kết quả đã thành lập sơ đồ địa chất và sơ đồ dự báo khoáng sản theo tài liệu địa vật lý và ảnh viễn thám. Kết quả đ−a ra các thông tin khách quan và có độ tin cậy cao. Kết quả kiểm tra thực địa đã minh chứng tính khách quan và đúng đắn của kết quả xử lý phân tích.

- Đã xây dựng " Quy trình xử lý, phân tích tổng hợp tài liệu địa vật lý tài liệu địa vật lý và ảnh viễn thám với mục đích điều tra địa chất và khoáng sản ". Quy trình xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu thử nghiệm và các quy trình xử lý, phân tích riêng biệt tài liệu địa vật lý và ảnh viễn thám đã áp dụng có hiệu quả trong nhiều năm ở Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

- Kiến nghị. Cần có môt cơ chế thích hợp để có thể tiến hành xử lý, phân tích tổng hợp tài liệu địa vật lý, chủ yếu tài liệu địa vật lý máy bay, trọng lực và ảnh viễn thám trong công tác điều tra địa chất và khoáng sản. Sự phân tích kết hợp này không chỉ nâng cao hiệu quả kỹ thuật mà giảm đáng kể chi phí. Sớm đ−a quy trình đã xây dựng vào áp dụng thực tế.

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2003

Chủ nhiệm đề tài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thử nghiệm để xây dựng quy trình công nghệ xử lý, phân tích, tổng hợp tài liệu đại vật lý và ảnh viễm thám với mục đích điều tra địa chất và khoáng sản (Trang 104 - 107)