Nhận dạng theo mẫu chuẩn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thử nghiệm để xây dựng quy trình công nghệ xử lý, phân tích, tổng hợp tài liệu đại vật lý và ảnh viễm thám với mục đích điều tra địa chất và khoáng sản (Trang 80 - 82)

C Phân lớp đối t−ợng địa chẩt địa vật lý ảnh viễn thám

B. Nhận dạng theo mẫu chuẩn

Điều 23 . Lựa chọn mẫu chuẩn.

Mẫu chuẩn là các mỏ hoặc đới quặng đẫ biết nằm trong diện tích nghiên cứu, hoặc ngoài diện tích nghiên cứu nh−ng có điều kiện địa chất t−ơng tự và có đầy đủ tài liệu nh−

diện tích nghiên cứu. Các yêu cầu của mẫu chuẩn nh− sau:

- Là các mỏ hoặc đới quặng có giá trị công nghiệp hoặc có triển vọng giá trị công nghiệp đẫ đ−ơc điều tra đánh giá tr−ớc đây.

- Có đầy đủ các tài liệu địa vật lý và ảnh viễn thám nh− vùng nghiên cứu; các tài liệu địa chất, khoáng sản, tài liệu trọng sa, địa hoá, kết quả phân tích mẫu các loại, các tài liệu địa vật lý mặt đất, tham số vật lý đá và quặng đã tiến hành, các công trình khai đào, v.v..

- Đại diện cho một loại hình khoáng sản trong một loại hình cấu trúc của vùng nghiên cứu. Trong điều kiện có thể cố gắng chọn đặc tr−ng cho mỗi loại hình khoáng sản có thể có trong diện tích nghiên cứu ít nhất một mẫu chuẩn.

Đối với từng mẫu chuẩn tr−ớc khi tiến hành nhận dạng cần phải chọn tập hợp các tr−ờng và tham số biến đổi của chúng phản ảnh rõ đ−ợc đối t−ợng cần xác định nhằm mục đích loại các tr−ờng và các thành phần không liên quan đối t−ợng nghiên cứu để không làm sai lệch hoặc phức tạp kết quả nhận dạng.

Để lựa chọn đ−ợc các tr−ờng và các tham số biến đổi của chúng phản ảnh tốt nhất đối t−ợng nghiên cứu cần tiến hành tính toán tất cả các tham số biến đổi của các tr−ờng vật lý và ảnh viễn thám trong phạm vi đối t−ợng mẫu nh− đã nêu trong điều 22. Tiến hành đối chiếu với tài liệu địa chất, khoáng sản đối t−ợng mẫu và tính hàm t−ơng quan giữa các tr−ờng để lựa chọn các tr−ờng và các thành phần có t−ơng quan lớn phản ảnh bản chất đối t−ợng nghiên cứu. Các tr−ờng và các thành phần đã lựa chọn đ−ợc sử dụng để nhận dạng theo mẫu chuẩn đã xác định. Số l−ợng các tr−ờng và tham số biến đổi của chúng lựa chọn đ−ợc càng nhiều thì kết quả nhận dạng có độ tin cậy càng cao và không nhỏ hơn 50% số l−ợng các tr−ờng và các thành phần tr−ờng có trên vùng mẫu chuẩn.

Ngoài các tr−ờng địa vật lý, tr−ờng độ xám theo các kênh của ảnh viễn thám và các tham số biến đổi của chúng có thể sử dụng bổ sung các tài liệu khác để nhận dạng đồng thời với các tài liệu trên nh−: tham số vật lý đá và quặng, tài liệu địa hoá thứ sinh, địa hoá đá gốc, tài liệu trọng sa, v.v. khi các tài liệu đó đ−ợc điều tra với mật độ t−ơng đối đồng đếu trên diện tích nghiên cứu. Trong diện tích nhỏ có thể sử dụng cả tài liệu thạch học, khi đó tài liệu đ−ợc mã hoá dạng số.

Điều 25 .Nhận dạng theo mẫu chuẩn

Các tài liệu nhận dạng là các tài liệu đã lựa chọn theo từng mẫu chuẩn. Kích th−ớc tài liệu của các mẫu chuẩn xác định đảm bảo bao hết đối t−ợng cần nhận dạng và phủ ra cả môi tr−ờng vây quanh.

Các ch−ơng trình nhận dạng áp dụng là các ch−ơng trình : nhận dạng theo mẫu chuẩn; phân lớp có giám sát; ch−ơng trình xác suất ng−ợc theo tổ hợp dấu hiệu.

Kết quả nhận dạng theo các ch−ơng trình nhận dạng theo đối t−ợng chuẩn hoặc phân lớp có giám sát khi thống kê vết T < 3 thì điểm quan sát đ−ợc xem là giống mẫu chuẩn. Khi T càng nhỏ dần đến 0 thì độ tin cậy càng cao.

Kết quả của ph−ơng pháp xác suất ng−ơc tiếp nhận nh− sau: khi F < 0.5 thì dị th−ờng mẫu chuẩn không có tại điểm đó, khi 0.5 < F< 1.5 thì điểm quan sát đ−ợc xem là giống mẫu chuẩn, khi F > 1.5 thì điểm quan sát có dị th−ờng về hình dạng giống mẫu chuẩn nh−ng c−ờng độ lớn hơn so với mẫu chuẩn.

Mỗi loại hình khoáng sản đ−ợc thành tạo trong một môi tr−ờng địa chất nhất định, vì vậy kết quả nhận dạng theo các mẫu chuẩn thông th−ờng tập trung trong môi tr−ờng địa chất phù hợp môi tr−ờng địa chất của mẫu chuẩn.

Trong thực tế một số tr−ờng hợp kết quả nhận dạng theo các mẫu chuẩn phân bố cả ra ngoài môi tr−ờng địa chất t−ơng tự môi tr−ờng địa chất của mẫu chuẩn, trong tr−ờng hợp này cần l−u ý xử lý nh− sau:

- Tr−ớc hết cần kiểm tra kỹ kết quả phân lớp xem vị trí theo kết quả nhận dạng có phù hợp hoặc mức độ phù hợp với môi tr−ờng địa chất của mẫu chuẩn hay không;

- Khi đã khẳng định môi tr−ờng địa chất theo kết quả nhận dạng xác định hoàn toàn không phù hợp môi tr−ờng địa chất của mẫu chuẩn thì kết quả tại vị trí đó nên loại bỏ hoặc đánh dấu “ ? “ để tiếp tục nghiên cứu thêm. Vấn đề này là do các nguyên nhân sau: có thể do sai số kết quả nhận dạng, hoặc có thể do xác định môi tr−ờng địa chất của mẫu chuẩn hoặc của bản đồ địa chất thành lập ch−a chính xác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thử nghiệm để xây dựng quy trình công nghệ xử lý, phân tích, tổng hợp tài liệu đại vật lý và ảnh viễm thám với mục đích điều tra địa chất và khoáng sản (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)