Tăng cường và đổi mới việc phối hợp trong thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng

Một phần của tài liệu Chuong III (Trang 27 - 29)

7. Tăng cường và đổi mới việc phối hợp trong thi hành kỷ luật và giải quyếtkhiếu nại kỷ luật đảng khiếu nại kỷ luật đảng

Kết hợp công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng với công tác thanh tra của Nhà nước, thanh tra nhân dân, công tác kiểm tra của các đoàn thể chính trị - xã hội, nghề nghiệp và phối hợp với các ban, ngành liên quan là một trong các phương pháp cơ bản của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Vì vậy, muốn khắc phục các lệch lạc trong thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng, cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa ủy ban kiểm tra của Đảng với các tổ chức đảng trong cơ quan nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội, nghề nghiệp và các ban, ngành liên quan, tập trung vào một số nội dung sau:

7.1. Sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy chế phối hợp của ủy ban kiểm travới các tổ chức đảng, cơ quan có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, với các tổ chức đảng, cơ quan có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng và thực hiện nghiêm túc các quy chế đó

Việc phối hợp của ủy ban kiểm tra với các tổ chức đảng trong cơ quan nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra giám sát và thi hành kỷ luật đảng đã được các cấp ủy, tổ chức đảng quan tâm, nhất là từ nhiệm kỳ Đại hội X đến nay. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chủ trì, phối hợp với các tổ chức đảng liên quan, tham mưu, giúp Ban Bí thư ban hành 23 quy chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Trung ương với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. Đồng thời, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chỉ đạo ủy ban kiểm tra các cấp căn cứ quy chế phối hợp của Trung ương do Ban Bí thư ban hành và căn cứ thực tế của địa phương, đơn vị nghiên cứu, tham mưu cho thường vụ cấp ủy kịp thời ban hành quy chế phối hợp của cấp mình. Trong thời gian qua, việc phối hợp đã đạt kết quả bước đầu quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng nói riêng. Mối quan hệ công tác giữa các cơ quan phối hợp với ủy ban kiểm tra cũng được tăng cường giúp các cơ quan nâng cao hiệu quả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Nhiều vụ việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo, kiểm tra tài chính đảng, thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng… do có sự phối hợp chặt chẽ giữa ủy ban kiểm tra với các tổ chức có liên quan đã giúp cho việc xem xét, kết luận được chuẩn xác hơn, đỡ tốn thời gian, công sức, tiền của. Nhiều thông tin về tổ chức đảng và đảng viên do các tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp cung cấp đã giúp cho ủy ban kiểm tra xem xét, lựa chọn để tiến hành giám sát, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, hoặc tham mưu, giúp cấp ủy tiến hành kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền... Một số vụ việc được xử lý đồng bộ, kịp thời, chuẩn xác cả về kỷ luật đảng, kỷ luật về chính quyền, đoàn thể và xử lý bằng pháp luật.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả, ưu điểm đạt được, việc phối hợp giữa ủy ban kiểm tra các cấp với các tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội... trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng cũng còn nhiều hạn chế, bất cập cần phải được khắc phục kịp thời. Có lúc, có việc phối hợp chưa nhịp nhàng, nên có tình trạng cùng một vụ việc, một nội dung nhưng có nhiều cơ quan cùng tiến hành kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát, gây nên sự chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan. Chưa tranh thủ được quyền hạn và phương pháp, nghiệp vụ của tổ chức tham gia phối hợp kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật. Có nội dung của quy chế phối hợp chưa phù hợp với tình hình thực tế, nên có lúc, có việc còn khó khăn trong thực hiện phối hợp với các tổ chức đảng, đơn vị có liên quan.

Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đã đề ra quan điểm: phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị và của nhân dân trong công tác kiểm tra, giám sát. Đây là quan điểm cơ bản, quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phối hợp trong kiểm tra, giám sát nói chung và trong thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng nói riêng.

Đổi mới nội dung trao đổi, phối hợp theo hướng: Công tác kiểm tra giám sát, kỷ luật đảng phải được tiến hành khách quan, thận trọng và chặt chẽ nhưng phải thật sự công

khai, dân chủ. Khắc phục tình trạng khi tiến hành một cuộc kiểm tra hoặc thi hành kỷ luật chỉ công khai trong nội bộ tổ chức đảng nơi đảng viên được kiểm tra sinh hoạt.

Thực tế cho thấy, nhiều thông tin về tổ chức đảng và đảng viên do các tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội... cung cấp đã giúp cho ủy ban kiểm tra xem xét, lựa chọn để kiểm tra, giám sát. Vì vậy, trước khi tiến hành một cuộc kiểm tra, giám sát cần công khai cho quần chúng nơi tổ chức đảng, đảng viên được kiểm tra, giám sát sinh hoạt, công tác được biết nội dung kiểm tra, giám sát, thời điểm tiến hành kiểm tra, giám sát. Sau khi có kết luận kiểm tra, kết quả giám sát cần công khai cụ thể những ưu điểm cũng như khuyết điểm, sai lầm, vi phạm (nếu có), tính chất, mức độ, tác hại của vi phạm của cán bộ, đảng viên cho nhân dân biết thì chắc chắn kết quả kiểm tra, giám sát sẽ tạo được đồng thuận cao trong xã hội, thể hiện thái độ kiên quyết sửa chữa sai lầm, khuyết điểm của Đảng. Đảng không bao che, giấu giếm những việc làm “hư hỏng” trong nội bộ, dân tin Đảng càng nhiều hơn. Trong thực tế, các trường hợp đảng viên vi phạm bị xử lý kỷ luật được cấp ủy, tổ chức đảng công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài truyền hình, đài phát thanh, các báo Đảng ở Trung ương, địa phương) được đội ngũ đảng viên và nhân dân rất quan tâm, đồng tình, đã có tác dụng phòng ngừa, giáo dục và răn đe đối với tổ chức đảng và đảng viên chưa vi phạm. Nhân dân đã coi đây là một bước đổi mới trong công tác xây dựng Đảng.

7.2. Phối hợp trong thi hành kỷ luật đảng với xử lý kỷ luật về chính quyền và đoànthể thể

nguyên nhân vi phạm và hình thức xử lý kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Cấp ủy, ủy ban kiểm tra trước khi quyết định kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định kỷ luật đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên vi phạm thì thông báo cho tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng đảng viên vi phạm nội dung, tính chất, mức độ tác hại, nguyên nhân vi phạm và hình thức xử lý kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên vi phạm để các tổ chức đó biết và tham gia ý kiến. Nghiên cứu, bổ sung thêm quy trình, khi cấp ủy, ủy ban kiểm tra họp xem xét, quyết định kỷ luật đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên vi phạm thì mời đại diện cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội có thẩm quyền, đảng viên vi phạm được dự họp cho đến khi kết thúc việc xem xét, quyết định vụ việc, được quyền tham gia ý kiến đánh giá chứng cứ, hành vi vi phạm và áp dụng các biện pháp ngăn chặn, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt vi phạm; hoặc được mời "người bào chữa" để tham gia làm rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, góp phần làm cho việc xử lý kỷ luật được công minh, chính xác, "tâm phục, khẩu phục". Chỉ đạo các tổ chức có trách nhiệm xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính hoặc đoàn thể kịp thời, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài hoặc tìm biện pháp đối phó khi xử lý kỷ luật chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội.

7.3. Phối hợp giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng với giải quyết khiếu nại của côngdân dân

Trong giải quyết khiếu nại, công tác phối hợp cần quan tâm một số vấn đề sau: Khi nhận đơn khiếu nại kỷ luật, các tổ chức cần phân biệt rõ khiếu nại về kỷ luật đảng, hay khiếu nại về xử lý hành chính, về pháp luật, về lịch sử chính trị, tính tuổi đảng, bầu cử trong Đảng, xóa tên trong danh sách đảng viên,... Ủy ban kiểm tra các cấp chỉ giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng. Tuy nhiên, nếu có yêu cầu thì ủy ban kiểm tra các cấp cũng có trách nhiệm phối hợp tham gia với các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại các vấn đề trên. Những trường hợp giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng có nội dung, tính chất, mức độ vi phạm nghiêm trọng cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan, được ủy ban kiểm tra hoặc cấp ủy yêu cầu phối hợp thì các tổ chức có trách nhiệm tham gia giải quyết. Sau khi có quyết định và công bố quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật về Đảng, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội nơi đảng viên sinh hoạt cũng như cấp quản lý đảng nên có trách nhiệm xem xét lại kỷ luật về chính quyền và đoàn thể chính trị - xã hội (nếu có); đồng thời, phối hợp cùng với ủy ban kiểm tra chú trọng làm tốt công tác tư tưởng để đảng viên bị kỷ luật, khiếu nại kỷ luật nêu cao ý thức ứng xử đúng chuẩn mực, chấp hành nghiêm quyết định kỷ luật, quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật không mặc cảm, định kiến, phản ứng; mặt khác, theo dõi, tạo điều kiện thuận lợi để đảng viên bị thi hành kỷ luật chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kỷ luật với thái độ tự giác, nghiêm túc, kịp thời sửa chữa vi phạm, tạo điều kiện cho đảng viên bị kỷ luật phấn đấu, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Chuong III (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w