Bảo đảm tính độc lập tương đối của ủy ban kiểm tra trong xem xét thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng theo thẩm quyền; nêu cao tính chiến

Một phần của tài liệu Chuong III (Trang 34 - 38)

luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng theo thẩm quyền; nêu cao tính chiến đấu, bản lĩnh để vượt qua tình trạng một số cấp ủy tác động, thậm chí can thiệp vào các trường hợp cụ thể khi ủy ban kiếm tra đang xem xét thi hành kỷ luật hoặc đang giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng

Ủy ban kiểm tra các cấp có tính độc lập tương đối. Hiện nay, tính độc lập tương đối thể hiện chủ yếu ở: Ủy ban kiểm tra các cấp có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền được Điều lệ Đảng quy định và ủy ban kiểm tra do cấp ủy cùng cấp bầu ra (khác với các ban đảng khác) như bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, thường vụ cấp ủy. Về lâu dài, để bảo đảm tính độc lập tương đối của ủy ban kiểm tra, cần thực hiện việc đại hội đảng cùng cấp bầu ủy ban kiểm tra. Đại hội VIII và IX của Đảng và một số đề tài, đề án khoa học đã bàn về việc đại hội bầu ủy ban kiểm tra nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện. Tất nhiên, khi đại hội bầu ủy ban kiểm tra thì phải có cơ chế và chế tài hoạt động cũng như phân định rõ quan hệ giữa ủy ban kiểm tra với cấp ủy để bảo đảm tính độc lập trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng; song ủy ban kiểm tra vẫn chịu sự lãnh đạo của cấp ủy về các mặt công tác xây dựng Đảng, tránh để xảy ra hai cơ quan "quyền lực".

Thực tiễn, trong công tác kiểm tra, giám sát nói chung, xem xét thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng nói riêng, nơi này, nơi khác, lúc này, lúc khác còn có sự can thiệp từ các tổ chức quyền lực, từ những người có chức, quyền,... làm cho ủy ban kiểm tra, nhất là người đứng đầu gặp khó khăn, lúng túng trong hoạt động. Thậm chí còn tình trạng trước khi quyết định xem xét xử lý kỷ luật, ủy ban kiểm tra còn phải xin ý kiến "chỉ đạo" của thường trực cấp ủy hoặc của đồng chí bí thư cấp ủy, thậm chí xin ý kiến “chỉ đạo” của tập thể ban thường vụ cấp ủy dẫn đến khi chưa có ý kiến “chỉ đạo" thì không dám xem xét thi hành kỷ luật… Vì vậy, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt của Đảng, những người đứng đầu tổ chức đảng cần tạo điều kiện cho ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện đúng các quy định của Điều lệ Đảng, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng, đảm bảo tính độc lập tương đối của ủy ban kiểm tra trong xem xét thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng.

Để tăng hiệu lực, hiệu quả, chất lượng công tác thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng, cần cụ thể hóa chế tài xử lý kỷ luật, ngăn chặn sự tác động, can thiệp của các tổ chức và cá nhân có quyền lực vào quá trình xem xét thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng. Ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền và trách nhiệm của mình do Điều lệ Đảng quy định, tập trung vào:

9.1. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ thi hành kỷ luật và giảiquyết khiếu nại kỷ luật đảng của tổ chức đảng cấp dưới quyết khiếu nại kỷ luật đảng của tổ chức đảng cấp dưới

Để việc thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên bảo đảm công minh, chính xác, kịp thời, khắc phục kịp thời những lệch lạc trong thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng, ủy ban kiểm tra các cấp phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của tổ chức đảng cấp dưới. Việc kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng phải được xây dựng thành kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung kiểm tra giám sát những nơi có nhiều đơn, thư tố cáo, nhiều đảng viên bị thi hành kỷ luật hoặc khiếu nại kỷ luật đảng.

Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, thấy tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm đến mức phải xử lý, nhưng tổ chức đảng cấp dưới không xử lý thì yêu cầu chuyển hồ sơ lên cấp trên để xem xét, xử lý; những trường hợp quyết định kỷ luật, giải quyết khiếu nại không đúng thẩm quyền thì đề nghị hủy bỏ quyết định kỷ luật, chuyển hồ sơ cho tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định; trường hợp quyết định hình thức kỷ luật, chuẩn y hoặc thay đổi hình thức kỷ luật khi giải quyết khiếu nại không phù hợp với mức độ, tính chất, tác hại của vi phạm thì đề nghị xem xét lại, nếu tổ chức đảng đã quyết định không xem xét lại thì báo cáo và đề nghị cấp trên xem xét, quyết định cho phù hợp. Đồng thời, xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng cấp dưới khi chưa làm hết trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng.

9.2. Thực hiện tốt nhiệm vụ xem xét, kết luận, quyết định những trường hợp viphạm kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng theo đúng thẩm quyền phạm kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng theo đúng thẩm quyền

Ủy ban kiểm tra chỉ xem xét, kết luận, quyết định thi hành kỷ luật theo thẩm quyền những trường hợp đã được tiến hành kiểm tra theo đúng nguyên tắc, thủ tục, quy trình; xác định rõ nội dung, phạm vi, tính chất, tác hại của vi phạm, nguyên nhân của vi phạm, tôn trọng đầy đủ quyền dân chủ của đảng viên trong thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng. Thực hiện tốt công tác thẩm tra, xác minh, bám sát nội dung vi phạm, nội dung khiếu nại kỷ luật, làm cho kết quả xem xét, kết luận, quyết định những trường hợp vi phạm kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng được khách quan, chính xác, tâm phục, khẩu phục.

Những trường hợp tiến hành kiểm tra không đúng nguyên tắc, thủ tục, quy trình; thẩm tra, xác minh chưa đủ chứng cứ, chưa rõ nội dung, phạm vi, tính chất, tác hại, nguyên nhân của vi phạm thì yêu cầu đoàn kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh làm rõ. Những trường hợp không thuộc thẩm quyền của mình thì báo cáo đầy đủ hồ sơ và đề nghị cấp trên xem xét, quyết định.

Khi xem xét thi hành kỷ luật hoặc giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng, phải thực hiện nghiêm túc quy định gặp và nghe đảng viên, đại diện tổ chức đảng có đảng viên vi phạm (hoặc có đơn khiếu nại kỷ luật) trình bày ý kiến trước khi xem xét, quyết định. Sau khi quyết định thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng, ủy ban kiểm tra chú trọng làm tốt công tác tư tưởng để đảng viên bị kỷ luật, khiếu nại kỷ luật nêu cao ý thức, chấp hành nghiêm quyết định kỷ luật, quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật của ủy ban kiểm tra, không mặc cảm, định kiến, phản ứng, hoặc có biểu hiện cay cú; đồng thời theo dõi, tạo điều kiện thuận lợi để đảng viên bị kỷ luật chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kỷ luật với thái độ tự giác, nghiêm túc, kịp thời sửa chữa sai phạm; tạo điều kiện cho đảng viên bị kỷ luật phấn đấu, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

9.3. Tham mưu, giúp cấp ủy cùng cấp thực hiện tốt nhiệm vụ thi hành kỷ luật vàgiải quyết khiếu nại kỷ luật đảng thuộc thẩm quyền của cấp ủy giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng thuộc thẩm quyền của cấp ủy

Ủy ban kiểm tra có trách nhiệm tham mưu, giúp cấp ủy cùng cấp trong việc thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng. Trước hết là tham mưu, giúp cấp ủy trong việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt, nắm vững các quy định của Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, các quy định của Đảng và cấp ủy cấp trên; xây dựng, ban hành nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy trình của cấp ủy cấp mình về thi hành kỷ luật, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng.

Tổ chức hướng dẫn cho cấp ủy, tổ chức đảng và chỉ đạo ủy ban kiểm tra cấp dưới trong việc kiểm tra, xem xét, thi hành kỷ luật, giải quyết khiếu nại kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc, phương pháp, quy trình, thủ tục thi hành kỷ luật đảng, bảo đảm khách quan, dân chủ, chặt chẽ. Tham mưu, giúp cấp ủy xây dựng phương hướng, chương trình, kế hoạch, xác định

trọng tâm, trọng điểm công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành kỷ luật, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng trong nhiệm kỳ và hàng năm của cấp ủy; nội dung, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thi hành kỷ luật, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng.

Nghiên cứu, dự báo những vi phạm mới của tổ chức đảng, đảng viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế để cấp ủy có biện pháp quản lý, cảnh báo, giáo dục, rèn luyện, chủ động kiểm tra, giám sát ngăn ngừa khuyết điểm, vi phạm xảy ra.

Tham mưu cho cấp ủy chủ trì sơ kết, tổng kết việc thi hành kỷ luật, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng để rút kinh nghiệm, đề ra biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức đảng cấp dưới nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng trong từng khoảng thời gian nhất định.

Một phần của tài liệu Chuong III (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w