bộ thực hiện nhiệm vụ thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng có trình độ, bản lĩnh và có văn hoá đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới
8.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cấp trên đối với tổ chức đảng cấpdưới trong việc chấp hành và thực hiện các quy định của Đảng về kỷ luật đảng, thi dưới trong việc chấp hành và thực hiện các quy định của Đảng về kỷ luật đảng, thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng
Cấp ủy có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng. Cần thường xuyên rà soát các quy định về thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng để sửa đổi, bổ sung hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền bổ sung hoặc ban hành mới các quy định bảo đảm nguyên tắc và phù hợp với thực tiễn.
Định kỳ sơ kết, tổng kết về công tác thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của đảng bộ mình để đúc rút bài học kinh nghiệm, khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác này của đảng bộ mình.
Cấp ủy trực tiếp kiểm tra, giám sát hoặc chỉ đạo ủy ban kiểm tra cấp mình thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên. Qua kiểm tra, phát hiện những trường hợp chưa được xử lý, xử lý không đúng mức thì tổ chức đảng có thẩm quyền phải chỉ đạo tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nghiêm túc, hoặc trực tiếp xem xét, xử lý theo thẩm quyền quy định trong Điều lệ Đảng. Đồng thời xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng, đảng viên có liên quan.
8.2. Thực hiện tốt nhiệm vụ thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảngthuộc thẩm quyền của cấp mình thuộc thẩm quyền của cấp mình
Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, chi bộ nắm vững phương hướng, phương châm, thẩm quyền thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng theo quy định của Điều lệ Đảng và Hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương về thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI để thực hiện đúng.
Xử lý kỷ luật bảo đảm công minh, chính xác, kịp thời. Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng, nếu vi phạm đến mức phải kỷ luật thì đều phải xử lý kỷ luật nghiêm minh, không có ngoại lệ. Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì chuyển cơ quan pháp luật giải quyết, không được xử lý nội bộ. Nếu làm thất thoát tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước, của tổ chức, cá nhân thì phải xem xét trách nhiệm và bồi hoàn. Việc thi hành kỷ luật phải căn cứ nội dung, mức độ, tính chất, tác hại và nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để xem xét, quyết định hình thức kỷ luật cho phù hợp theo thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó.
Trong xử lý, phải kết hợp xem xét kết quả tự phê bình và phê bình với kết quả thẩm tra, xác minh để bảo đảm kết luận khách quan, đầy đủ, chính xác. Cần làm rõ nguyên nhân, phân biệt sai lầm, khuyết điểm của đảng viên do trình độ, năng lực hoặc động cơ vì lợi ích chung hay vì cá nhân, cục bộ mà cố ý làm trái; vi phạm nhất thời hay có
hệ thống; đã qua giáo dục, ngăn chặn vẫn làm trái; không tự giác nhận lỗi, không bồi hoàn vật chất hoặc có hành vi đối phó với việc kiểm tra; phân biệt đảng viên khởi xướng, tổ chức, quyết định với đảng viên bị lôi kéo, đồng tình làm sai...
Việc thi hành kỷ luật của Đảng phải dựa vào nguyên tắc nhưng cách thức tiến hành thì phải hết sức linh hoạt, thuyết phục; chống kiêu ngạo khi kiểm tra. Đối với những đảng viên phạm sai lầm nghiêm trọng thì phải kiên quyết xem xét, xử lý công minh. Đối với những đảng viên tuy phạm sai lầm nhưng xét còn có thể để lại trong Đảng để giáo dục, giúp đỡ sửa chữa thì thi hành kỷ luật đúng mức, nhưng vẫn có thể giữ lại trong Đảng để họ có điều kiện phấn đấu, cống hiến, trưởng thành. Xử lý kỷ luật đảng phải thống nhất với kỷ luật về chính quyền và đoàn thể.
Khi xem xét, quyết định có hay không kỷ luật phải tập hợp đầy đủ chứng cứ, xác định đúng nội dung, phạm vi, tính chất, tác hại, nguyên nhân của vi phạm. Đối với vi phạm của tổ chức đảng, cần phân biệt rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể, sai lầm, khuyết điểm do trình độ thấp kém hay do cố ý. Cân nhắc giữa sai lầm, khuyết điểm và thành tích, xem xét thái độ tiếp thu sự giáo dục của Đảng và sửa chữa sai lầm của đảng viên vi phạm. Cân nhắc, xem xét kỹ trên các mặt đó để phân biệt xử lý thì việc thi hành kỷ luật mới có tính giáo dục cao. Bảo đảm đảng viên bị thi hành kỷ luật đúng lỗi phạm, đúng mức, thật sự "tâm phục, khẩu phục".
Chủ động làm tốt công tác tư tưởng với đối tượng bị thi hành kỷ luật để họ có nhận thức đúng, nêu cao ý thức tự giác trong giải trình, trong kiểm điểm, tự giác tự phê bình, tự nhận khuyết điểm, vi phạm. Tổ chức đảng quản lý đối tượng kiểm tra, bị thi hành kỷ luật nêu cao ý thức tự phê bình về trách nhiệm của mình, phê bình, góp ý nghiêm túc chân thành với đối tượng bị thi hành kỷ luật, giúp họ thấy rõ khuyết điểm, vi phạm, có hướng sửa chữa, khắc phục, phấn đấu vươn lên. Những trường hợp vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật nhưng đang trong hoàn cảnh hiểm nghèo (theo quy định ở Điều 35 Hướng dẫn số 46 của Ban Chấp hành Trung ương) thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, đối với những trường hợp đặc biệt, vẫn cố ý chống đối, không tuân thủ các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước thì cần phải xử lý nghiêm minh.
Trường hợp tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm đến mức phải xử lý, nhưng tổ chức đảng cấp dưới do nể nang, né tránh không xử lý thì yêu cầu tổ chức đảng cấp dưới chuyển hồ sơ lên cấp trên để xem xét, xử lý và xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng cấp dưới do chưa làm hết trách nhiệm theo quy định của Điều lệ Đảng.
Cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy sau khi quyết định thi hành kỷ luật đảng đối với đảng viên, hoặc tổ chức đảng theo thẩm quyền nếu thấy việc quyết định chưa đúng (nặng hoặc oan, sai...) thì chủ động xem xét lại quyết định của mình để quyết định hình thức xử lý cho đúng với lỗi phạm, đồng thời phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Khi có khiếu nại về kỷ luật đảng, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy nắm vững thẩm quyền giải quyết khiếu nại kỷ luật của cấp mình, nắm vững nguyên tắc, phương hướng,
phương châm, trình tự, thủ tục, nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm để quyết định đúng quy định của Đảng và phù hợp với tình hình thực tế. Đề cao trách nhiệm về giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng bảo đảm dân chủ, công minh, bảo đảm quyền của đảng viên bị thi hành kỷ luật.
Đối với Chi bộ, phải thực hiện tốt nhiệm vụ thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với đảng viên trong chi bộ khi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật, tránh đùn đẩy lên tổ chức đảng cấp trên; làm tốt công tác tư tưởng đối với mọi đảng viên trong chi bộ. Theo quy định của Điều lệ Đảng và Hướng dẫn số 46 của Ban Chấp hành Trung ương, chi bộ có quyền quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ (kể cả cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao). Nếu phải xử lý kỷ luật cao hơn, chi bộ đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Sinh hoạt của chi bộ thực sự phát huy dân chủ, làm tốt công tác tư tưởng đối với mọi đảng viên, thực hành nghiêm túc tự phê bình và phê bình, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Chi bộ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với đảng viên. Thông qua đó, nếu phát hiện đảng viên có dấu hiệu vi phạm phải kịp thời giúp đảng viên khắc phục, sửa chữa; nếu có vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì phải xem xét để xử lý nghiêm minh theo thẩm quyền. Chi bộ tăng cường và chú trọng giám sát đảng viên là cấp ủy viên các cấp, người đứng đầu tổ chức đảng sinh hoạt trong chi bộ. Qua giám sát, nếu có biểu hiện lệch lạc trong xem xét xử lý kỷ luật hoặc giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng thì kịp thời góp ý để khắc phục. Nếu phát hiện có vi phạm đã rõ nhưng chưa xử lý, hoặc có thái độ không thành khẩn khi chi bộ góp ý thì báo cáo, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.
Để việc thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên bảo đảm công minh, chính xác, kịp thời phải nâng cao chất lượng kiểm tra, kể cả kiểm tra chấp hành của cấp ủy, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo, kiểm tra tài chính đảng... của ủy ban kiểm tra các cấp bảo đảm cho việc xem xét, kết luận, xử lý chính xác, đúng tính chất, mức độ lỗi phạm của tổ chức đảng, đảng viên.
Phải chú ý nghiên cứu kỹ đơn, thư khiếu nại, làm rõ mục đích, động cơ khiếu nại kỷ luật của người khiếu nại để có kế hoạch, biện pháp giải quyết sát hợp. Trường hợp đơn thư khiếu nại kỷ luật vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo phải nghiên cứu kỹ để quyết định việc giải quyết khiếu nại và giải quyết tố cáo đúng quy định của Đảng và phù hợp với từng vụ việc cụ thể. Nếu thấy việc quyết định kỷ luật hoặc giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng chưa đúng (nặng hoặc oan, sai...) thì chủ động xem xét lại quyết định của mình để quyết định hình thức xử lý cho đúng với lỗi phạm. Chủ thể giải quyết khiếu nại kỷ luật, một mặt, vừa phải coi trọng việc giải quyết khiếu nại kỷ luật đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục, vừa phải coi trọng làm tốt công tác tư tưởng đối với cả tổ chức đảng đã quyết định, đề nghị thi hành kỷ luật, quyết định giải
quyết khiếu nại kỷ luật đảng để việc giải quyết khiếu nại kỷ luật có hiệu quả, khắc phục tình trạng tái khiếu nại. Mặt khác, phải chú ý đến thái độ tâm lý của chi bộ, tổ chức đảng đã quyết định kỷ luật nơi đảng viên sinh hoạt, công tác để có quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng thấu tình, đạt lý trong trường hợp phải thay đổi hình thức kỷ luật (khôi phục đảng tịch, giảm hình thức kỷ luật…) để bảo đảm hiệu lực chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật cả với đảng viên khiếu nại kỷ luật đảng, cả với tổ chức đảng hoặc đảng viên nơi có đảng viên khiếu nại kỷ luật đảng sinh hoạt, công tác. Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm với tổ chức đảng đã quyết định xử lý kỷ luật hoặc giải quyết khiếu nại kỷ luật trước đó, dẫn đến thiếu trách nhiệm, không chú trọng thực hiện thẩm tra, xác minh để làm rõ vụ việc. Mặt khác, đảng viên phải nắm vững các quy định của Đảng về thi hành kỷ luật, khiếu nại và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng để thực hiện đúng quyền và trách nhiệm của mình, chấp hành nghiêm quá trình giải quyết khiếu nại kỷ luật của tổ chức đảng có thẩm quyền. Khắc phục biểu hiện "cay cú, được thua" hoặc khiếu nại “cầu may”.
Sau khi quyết định kỷ luật về đảng, tổ chức đảng có thẩm quyền phải kịp thời chỉ đạo tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội xem xét, xử lý kỷ luật đồng bộ về chính quyền và đoàn thể hoặc đề nghị cơ quan pháp luật xử lý bằng pháp luật không được xử lý nội bộ. Khắc phục tình trạng chỉ thi hành kỷ luật về Đảng nhưng không kỷ luật về chính quyền hoặc kỷ luật về đoàn thể và ngược lại.
Thực hiện tốt những công việc trên chính là biện pháp tốt nhất khắc phục những lệch lạc trong thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng, các biểu hiện nể nang, né tránh, ngại va chạm, nhất là đối với những đảng viên có chức, có quyền, đảng viên là người trong gia đình, dòng họ, hoặc những người có chung “lợi ích nhóm”… dẫn đến việc không xử lý, hoặc xử lý không đúng mức, đùn đẩy lên cấp trên. Hoặc ngược lại, lợi dụng thẩm quyền thi hành kỷ luật dẫn đến trù dập, trả thù, kỷ luật oan, sai đối với đảng viên, gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ, bè phái trong Đảng.
8.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, văn hoá,công tâm, khách quan, trung thực trong thực hiện nhiệm vụ thi hành kỷ luật và công tâm, khách quan, trung thực trong thực hiện nhiệm vụ thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng
Suy cho cùng, tất cả những biểu hiện lệch lạc trong thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng dù là khách quan hay chủ quan đều do đoàn kiểm tra, trực tiếp là do các thành viên đoàn kiểm tra và thành viên của tổ chức đảng có thẩm quyền thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng tạo ra. Cũng có những trường hợp do thiếu cán bộ hoặc năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu dẫn đến lệch lạc nên cấp ủy cần tăng cường đội ngũ cán bộ kiểm tra của Đảng cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt nâng cao chất lượng, trình độ, năng lực, kỹ năng nghiệp vụ, trước hết là kỹ năng chuyên môn, kỹ năng thẩm tra, xác minh. Nhưng cũng có trường hợp do thiếu bản lĩnh lại ứng xử thiếu văn hoá dẫn đến lệch lạc. Trong những trường hợp này, phải đặc biệt coi trọng phẩm chất chính trị, năng lực công tác, kinh nghiệm và bản lĩnh, tính chiến đấu, văn hóa ứng xử trong công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ thi hành
kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng. Do vậy, cần tăng cường kiện toàn tổ chức bộ máy ủy ban kiểm tra, cơ quan ủy ban kiểm tra các cấp tương xứng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đội ngũ cán bộ kiểm tra đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, hoàn thành nhiệm vụ được giao theo hướng:
- Đổi mới, kiện toàn ủy ban kiểm tra, cơ quan ủy ban kiểm tra các cấp tương xứng, ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo hướng: tăng thêm thẩm quyền kiểm tra giám sát và thi hành kỷ luật cho ủy ban kiểm tra. Tổ chức các đơn vị giúp việc cho cơ quan ủy ban kiểm tra theo chuyên đề (theo nhiệm vụ) như: đơn vị kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, đơn vị giải quyết tố cáo, đơn vị kiểm tra tài chính đảng; đơn vị xem xét, xử lý kỷ luật, kiểm tra việc thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật trong Đảng; đơn vị thực hiện công tác giám sát... để nâng cao tính chuyên môn, chuyên nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật, giải quyết khiếu nại kỷ luật trong Đảng.
- Đổi mới, cải tiến việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, kỷ luật đảng cho các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ kiểm tra các cấp nắm vững các quy