Tỉ lệ giới tính: cho biết dân số nam hoặc dân số nữ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU bồi DƯỠNG HSG 10 (Trang 30 - 31)

dân số.

Ví dụ: Tỉ lệ nam trong tổng dân số là 49,6%, còn lại nữ chiếm 50,4%.

Câu 2: Tại sao các nước đang phát triển thường có dân số nam nhiều hơn nữ?

Các nước đang phát triển thường có số dân nam nhiều hơn nữ vì:

- Ở độ tuổi dưới 15, nam giới chiếm tỉ lệ lớn hơn nữ giới; từ 65 tuổi trở lên, nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với nam giới. Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, số người trong nhóm tuổi 0 -14 tuổi nhiều, trên 65 tuổi ít, do đó nam nhiều hơn nữ.

- Trình độ phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe giới tính, phong tục tập quán, tâm lí xã hội, kĩ thuật y tế,… tác động đến dân số.

Câu 3: Nêu mối quan hệ giữa dân số với nguồn lao động.

- Nguồn lao động là nhân tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất xã hội và là yếu tố hàng đầu không thể thay thế được kể cả khi khoa học kĩ thuật phát triển mạnh.

- Mối quan hệ này thể hiện khác nhau giữa các nhóm nước: + Ở các nước đang phát triển:

 Hiện tượng bùng nổ dân số diễn ra với quy mô lớn, tỉ lệ người dưới độ tuổi lao động chiếm 40 – 50% dân số, gia tăng dân số kéo theo gia tăng nguồn lao động.

 Nếu các nước này có giảm được nhịp điệu gia tăng dân số thì tốc độ tăng nguồn lao động vãn còn cao trong một thời gian nữa.

+ Ở các nước phát triển:

 Do mức gia tăng dân số thấp nên dân số phát triển ổn định, làm cho nguồn lao động tăng ở mức thấp.

 Một nước có mức tăng dân số dưới 0%, trong tương lai sẽ thiếu hụt nguồn lao động dự trữ và bổ sung.

Câu 4: Dân số Việt Nam tính đến ngày 1/7/2011 là 90,5 triệu người, gia tăng dân số tự nhiên là 1,1%. Trong đó, nữ chiếm 45,8 triệu người. Em hãy cho biết:

a) Tỉ số giới tính nước ta.

b) Đến năm 2020 dân số nước ta sẽ là bao nhiêu nêu như tỉ lệ gia tăng dân số nước ta không đổi từ năm 2011 đến 2020.

c) Năm 2010, nước ta có “cơ cấu dân số vàng”. Tại sao nói “dân số vàng”? Cơ hội và thách thức của nền kinh tế nước ta trong thời kì “cơ cấu dân số vàng”

=> Gợi ý:

a) Tỉ số giới tính là tỉ số nam/100 nữ

- Số nam năm 2011 là: 90.500.000 – 45.800.000 = 44.700.000 (người) - Tỉ số giới tính: (44,7 : 45,8) x100 = 97,5 nam/100 nữ.

Trong đó: Dn là dân số năm cần tính; D0 là dân số năm đã cho (năm gốc); n là khoảng cách giữa các năm.

=> Ta tính được: dân số Việt Nam năm 2020 khoảng 100 triệu người. (99,4595 triệu người) c) Cơ cấu dân số được gọi là “dân số vàng” khi số người trong độ tuổi lao động đông gấp 2 lần số người trong độ tuổi phụ thuộc.

* Cơ hội:

- Cơ cấu dân số vàng được coi là cơ hội phát triển của một quốc gia, bởi hiện tượng này thường chỉ xuất hiện 1 lần trong quá trình phát triển của 1 cộng đồng dân cư.

- Nhóm dưới độ tuổi lao động (0 -14 tuổi) giảm dần:

+ Tạo điều kiện tốt hơn cho cơng tác phịng chốn suy sinh dưỡng, khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thơng, giảm bớt chi phí về y tế và an sinh xã hội.

+ Làm tăng khả năng tích lũy trong nước  là nguồn lực quan trọng để tăng đầu tư cho các lĩnh vực kinh tế.

+ Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động tăng  nguồn lao động dồi dào, góp phần tạp ra của cải vật chất lớn cho xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh.

* Thách thức:

- Dân số trong độ tuổi lao động cao thực sự là sức ép rất lớn trong vấn đề giải quyết việc làm, giáo dục – đào tạo và nâng cao chất lượng cuộc sống, tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội… - Tỉ lệ dân số già tăng nhanh sẽ dẫn đến nền kinh tế sẽ phải gánh thêm về phúc lợi xã hội, chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe, y tế và chi tiêu cho bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội sẽ tăng. Do vậy, co cấu những khoản đầu tư để phát triển kinh tế sẽ có xu hướng giảm cùng với tăng tỉ lệ phụ thuộc trong các hộ gia đình, làm cản trở tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU bồi DƯỠNG HSG 10 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w