đầy đủ 5 yếu tố: nhiệt độ, ánh sáng, nước, khơng khí và chất dinh dưỡng.
Ví dụ: Trồng cây phải tưới tiêu, bón phân, canh nhiệt, thắp sáng hợp lí khi cần thiết. - Hiểu nông nghiệp dần trở thành ngành SX hàng hóa – bản chất là sản xuất nhằm đạt lợi nhuận cao.
+ Hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu thị trường để tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư, khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lực nhằm tăng lợi nhuận.
+ Đẩy mạnh chế biến nông sản để nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao giá trị trên thị trường. Ví dụ: hình thành các vùng chuyên canh, chế biến cao su ở Bình Dương, Bình Phước; cà phê ở Tây Nguyên; chè ở Trung du miền núi Bắc Bộ…
Câu 5: Tại sao ở các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi lại phát triển kém hơn ngành
trồng trọt?
- Ở các nước đang phát triển, ngành chăn ni phát triển kém hơn ngành trồng trọt vì: + Đồng cỏ tự nhiên cịn rất ít, cỏ tạp nhiều, chưa được cải tạo.
+ Lương thực chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho con người nên nguồn thức ăn dư thừa để phục vụ chăn ni rất ít.
+ Các nước đang phát triển thiếu vốn, cơ sở hạ tầng, máy móc phục vụ chăn ni, trình độ khoa học kĩ thuật, dịch vụ thú y kém, cơng nghệ sinh học cịn non yếu, chưa lai tạo được nhiều giốn cho năng suất cao.
+ Sức mua trong nước và thu nhập bình quân đầu người thấp.
* Mối quan hệ giữa ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi:
- Ngành trồng trọt: cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi (đồng cỏ tự nhiên, cây làm thức ăn cho gia súc, hoa màu, cây lương thực,…) có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành chăn ni.
- Ngành chăn ni: cung cấp phân bón, sức kéo, tiêu thụ sản phẩm của ngành tồng trọt, thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển.
CHỦ ĐỀ 10: ĐỊA LÍ CƠNG NGHIỆP
Câu 1. So sánh đặc điểm của sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp
* Giống nhau:
- Đều thuộc khu vực sản xuất vật chất, trực tiếp tạo ra của cải vật chất phục vụ cho sản xuất và đời sống.
- Có vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
* Khác nhau:
- Tư liệu sản xuất: + Nông nghiệp: đất trồng là TLSX chủ yếu, không thể thay thế. + Cơng nghiệp: máy móc, thiết bị. Đất đai chỉ là nơi phân bố. - Đối tượng lao động: + Nông nghiệp: cây trồng và vật nuôi.
+ Cơng nghiệp: khống sản, nguyên, nhiên liệu, vật liệu. - Mức độ phụ thuộc vào tự nhiên: + Nông nghiệp: phụ thuộc chặt chẽ.
+ Cơng nghiệp: ít phụ thuộc vào tự nhiên. - Các giai đoạn sản xuất:
+ Nông nghiệp: các giai đoạn kế tiếp nhau vì đối tượng lao động là cây trồng, vật nuôi. + Công nghiệp: gồm 2 giai đoạn: giai đoạn tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu và giai đọa chế biến nguyên liệu thành tư liệu sản xuất hoặc vật phẩm tiêu dùng. Hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp khơng phải theo trình tự bắt buộc như nơng nghiệp, mà có thể tiến hành đồng thời và thậm chí và cách xa nhau về mặt không gian. - Mức độ tập trung sản xuất:
+ Nơng nghiệp: có tính phân tán trong khơng gian do đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu. + Cơng nghiệp: có tính chất tập trung cao độ. Tính chất tập trung thể hiện ở việc tập trung TLSX, nhân cơng và sản phẩm. Trên một diện tích nhất định, có thể xây dựng nhiều xì nghiệp, thu hút nhiều lao động và tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm.
- Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân cơng tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Ngành nơng nghiệp khơng có đặc điểm này.
Câu 2: Ngành cơng nghiệp mũi nhọn có những đặc điểm gì?
- Đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội của quốc gia. - Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu và giá trị cơng nghiệp của quốc gia.
- Có tốc độ tăng trưởng vượt trội so với các ngành công nghiệp khác. - Khai thác thế mạnh về tự nhiên và kinh tế - xã hội của một quốc gia.
- Hướng ra xuất khẩu, phù hợp với xu thế tiến bộ của khoa học cơng nghệ hiện đại.
Câu 3: Cơng nghiệp hóa là gì? Nội dung cơ bản của CNH? Tại sao các nước đang phát triển trong đó có Việt nam lại phải tiến hành cơng nghiệp hóa?
- Khái niệm: CNH là quá trình xã hội chuyển từ một nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở nông nghiệp sang một nền kinh tế về cơ bản dựa vào sản xuất công nghiệp.
- CNH có 2 nội dung cơ bản:
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: theo hướng giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp ở giai đoạn đầu và tăng khu vực dịch vụ ở giai đoạn sau.
+ Đổi mới công nghệ trong sản xuất nhằm tăng năng suất.
- Các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam lại phải tiến hành CNH là do công nghiệp: + Sản xuất ra khối lượng lớn của cải vật chất cho xã hội.
+ Cung ứng tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế. + Tạo ra sản phẩm tiêu dùng.
+ Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác.
+ Khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các vùng khác nhau, giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng.
+ Mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập.
Câu 4: Giải thích sự khác biệt về đặc điểm phân bố của ngành nông nghiệp và công nghiệp. Tại sao sản xuất nơng nghiệp có tính mùa vụ cịn sản xuất cơng nghiệp thì khơng?
* Sự khác biệt về đặc điểm phân bố của ngành nông nghiệp và công nghiệp:
- Nông nghiệp: phân bố phân tán do đặc điểm đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế đất trồng phân tán trong không gian; cây trồng vật ni là đối tượng lao động, và có những yêu của khác nhau về điều kiện tự nhiên (khí hậu, nước,…) phân bố phân tán, phù hợp với điều kiện sinh thái.
- Công nghiệp: phân bố tập trung (trừ ngành CN khai thác khoáng sản, khai thác gỗ..) do đặc điểm SXCN có tính tập trung cao độ về TLSX, nhân công và sản phẩm.
- Nông nghiệp: đối tượng của SXNN là cây trồng, vật nuôi, là những cơ thể sống có sự phát triển, sinh trưởng theo quy luật nhất định phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời gian sản xuất dài hơn thời gian lao động cần thiết => có tính mùa vụ.
- Cơng nghiệp: đối tượng của SXCN là các loại nguyên liệu, khống sản, TLSX là máy móc, thiết bị, đều là những vật thể khơng sống, sản xuất tiến hành 2 giai đoạn khơng tn theo trình tự nhất định, có thể cùng sản xuất với khoảng cách cách xa về không gian, thời gian lao động và sản xuất chênh lệch khơng đáng kể => khơng có tính mùa vụ.
NỘI DUNG 11: ĐỊA LÍ NGÀNH DỊCH VỤ
Câu 1: Tại sao nói “Để phát triển kinh tế, văn hóa miền núi, GTVT phải đi trước một bước”?