Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực, khai thác hợp lý các khả năng tiềm tàng.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đề tài " Sơ lược về hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường " pdf (Trang 77 - 79)

I- Một số giải pháp đạt hiệu quả chung

2-Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực, khai thác hợp lý các khả năng tiềm tàng.

các khả năng tiềm tàng.

Các yếu tố nguồn lực nằm trong tổng thể các yếu tố sản xuất và các yếu tố quản lý, sự cấu tạo hữu cơ của nó tạo thành thực thể sản phẩm của doanh nghiệp, cho nên nó luôn chứa đựng những khả năng tiềm tàng để sử

dụng tiết kiệm, hiệu quả trong quá trình sản xuất.

Không thể có khả năng tiềm tàng nằm riêng trong từng yếu tố sản xuất, nói cách khác các khả năng tiềm tàng nằm riêng trong từng yếu tố sản xuất và quản lý sản xuất cũng cần được kết hợp lại, cần trực đồng bộ

với nhau để trở thành một cái hữu ích, có thể khai thác và tận dụng được. Để xem xét việc sử dụng và khai thác này chúng ta cần xem xét các biểu hiện của khả năng tiềm tàng tiết kiệm, hiệu quả ở các yếu tố nguồn lực sản xuất, các yếu tố đó chính là quản trị sử dụng sức lao động, tài sản cố định và nguyên vật liệu.

2.1. Yếu tố lao động

Các khả năng tiềm tàng thường được biểu hiện ở số lượng lao động, thời gian lao động và năng suất lao động.

2.1.1 - Về số lượng lao động

Trước hết cần xem xét lượng lao động chưa được sử dụng hoặc sử dụng chưa hợp lý vào các công việc sản xuất và quản lý của doanh nghiệp, chẳng hạn xem xét các mặt như :

Tỷ lệ lao động gián tiếp quá mức cần thiết do chưa kiện toàn được tổ

chức quản lý trong số lao động gián tiếp thì số nhân viên hành chính ; tạp vụ nhiều quá mức so với mức cần thiết trong khi đó số cán bộ kỹ thuật và

cán bộ kinh tế lại thiếu.

Trong số công nhân và cán bộ kỹ thuật trực tiếp sản xuất không cân đối về ngành nghề (loại thợ chuyên môn và ngành kỹ thuật) về trình độ

(bậc thợ ; cán bộ kỹ thuật) nên phải dùng ép chuyên môn ngành này vào công việc khác ; dùng thợ bậc cao làm công việc bậc thấp hoặc ngược

lại.

Trong đội ngũ công nhân chưa cân đối tỷ lệ về giới các tình trạng trên đây đều làm giảm năng lực sản xuất của doanh nghiệp và là khả năng tiềm tàng.

2.1.2 - Về thời gian lao động

Quan sát về việc thực hiện ngày công, giờ công chế độ.

Mức chênh lệch :

Số giờ công chế độ

trong 1 ngày (8 giờ) -

Độ dài trong chế độ ngày lao động

Số chênh lệch này phản ánh thời gian chưa sử dụng được ở phạm vi 1 ngày công ; nói lên khả năng tiềm tàng về giờ công trong 1 ngày.

Mức chênh lệch :

Số ngày công

chế độ -

Số ngày công làm việc

thực tế trong chế độ

Phản ánh số thời gian chưa sử dụng được ở phạm vi 1 tháng, 1 qúy, 1

năm đồng thời nói lên khả năng tiềm tàng về ngày công trong thời kỳ quan

sát. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.3 - Về năng suất lao động

Những biểu hiện về khả năng tiềm tàng ở năng suất lao động thường khó quan sát. Vì đây là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh nhiều

nhân tố sản xuất và quản lý sản xuất. Thông thường, chúng ta có thể dùng

các phương pháp biểu hiện sau đây : phân tổ và so sánh mức năng suất lao

động giữa các tổ sản xuất tiên tiến, trung bình, chậm tiến (cùng một công

việc giống nhau) và tìm nguyên nhân dẫn đến chênh lệch này.

So sánh năng suất lao động của doanh nghiệp với năng suất lao động

của các doanh nghiệp cùng loại để rút kinh nghiệm và học tập các mặt

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đề tài " Sơ lược về hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường " pdf (Trang 77 - 79)