Loan truyền tin đồn không chính xác

Một phần của tài liệu Các khía cạnh tiêu cực của thị trường chứng khoán (Trang 29 - 32)

Khái niệm

Là hành vi thiếu đạo đức nhằm phục vụ cho giá cổ phiếu của một công ty khác sụt giảm hoặc giá cổ phiếu của công ty mình được tăng cao cho việc phao tin đồn thất thiệt trên thị trường. Người phao tin đồn thất thiệt để được hưởng lợi do việc mua giá thấp cổ phiếu của công ty khác sau đó sẽ chờ thông tin được kiểm chứng và bán lại giá cao hơn

Đối tượng thực hiện hành vi

Những người, nhóm người có ý đồ xấu hoặc những người không có hiểu biết, kiến thức nhưng lại vô tình tuyên truyền những thông tin sai sự thật. Tin đồn có thể xuất phát từ sự kiện hoặc có thể tạo ra từ một nhóm đối tượng, cá nhân với mục đích gây ra những sự bất thường trong lĩnh vực kinh tế.

Các tác động tiêu cực

Điều này có thể gây nên những hậu quả xấu cho đơn vị phát hành, cho thị trường và cho các nhà đầu tư chân chính. Hiện tượng ‘’các tin đồn thất thiệt’’ có thể đem đến tình trạng cổ phiếu được đưa ra bán ồ ạt làm giá trị cổ phiếu giảm đột ngột, hoặc tình trạng đầu tư tăng làm giá cổ phiếu tăng nhanh vượt quá giá trị thực của chúng. Những người có ý đồ xấu có thể đứng ra mua (hoặc bán) cổ phiếu đó để không chỉ công ty và hưởng một số lãi đáng kể sau khi tin đồn đã được kiểm chứng.

• Các doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến tin đồn không có thông tin phản hồi kịp thời đến nhà đầu tư.

• Người mua có rất ít thông tin và điều kiện thẩm định giá trị của chứng khoán mà mình định mua

• Sự tham gia của các nhà đầu tư là tổ chức trên thị trường còn rất ít, đa phần là các cá nhân nhỏ lẻ

• Hoạt động của thị trường phi tập trung (OTC) lớn hơn nhiều so với thị trường chính thức

• Chính sách phát triển thị trường vốn của Chính phủ và hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động trên thị trường chứng khoán còn tồn tại nhiều bất cập

• Quy mô và mức độ công khai thị trường còn thấp.

Ví dụ

2019, dù không có thông tin chính thức nào được đưa ra nhưng khi có tin đồn về cuộc chiến giữa Masan (công ty sở hữu nhiều thương hiệu nước mắm nổi tiếng) và nước nắm truyền thống thì doanh nghiệp này đã phải chịu tổn thất nặng nề. Cụ thể, giá cổ phiếu MSN mất 3.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng với 3,67% giá trị từ ngày 8/3 – 16/3. Điều này khiến hơn 4.000 tỷ đồng vốn hóa của Masan bỗng dưng ‘đội nón ra đi' chỉ vì một tin đồn ‘từ trên trời rơi xuống'. Hay như cuối năm 2018, khi có tin đồn làm lộ thông tin khách hàng, giá cổ phiếu của Thế giới di động cũng có một phen lao đao khi từng có lúc giảm tới 2.000 VNĐ, tương đương với 1,8% giá trị.

Tuy vậy, cũng có khá nhiều tin đồn lại mang đến tín hiệu tốt lành cho một doanh nghiệp hay nhà đầu tư nào đó. Ngày 18/7/2014, có thông tin một đơn vị của Apple mua lại FPT để cạnh tranh với đối thủ truyền kiếp là Samsung. Mặc dù đây là tin đồn thất thiệt và Phó tổng giám đốc FPT đã lên tiếng đính chính khẳng định thông tin không có cơ sở ngay chiều cùng ngày thì giá cổ phiếu của công ty này cũng đã kịp tăng thêm 3.100 đồng/cổ phiếu. Hay như năm 2015, có tin đồn một tập đoàn của Singapore mua lại vốn nhà nước của Vinamilk với giá 4 tỷ USD. Gần như ngay lập

tức, cổ phiếu của công ty này (VNM) tăng mạnh 6.000 VNĐ, tương đương 5,1% và đóng cửa ở giá 123.000 VNĐ/cổ phiếu.

Một phần của tài liệu Các khía cạnh tiêu cực của thị trường chứng khoán (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w