Giao dịch nội gián Khái niệm

Một phần của tài liệu Các khía cạnh tiêu cực của thị trường chứng khoán (Trang 35 - 39)

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

2.2.2. Giao dịch nội gián Khái niệm

Khái niệm

Giao dịch nội gián là những trường hợp người trong nội bộ tổ chức phát hành, hoặc những người do trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ nào đó mà có được những thông tin chưa được công bố ra công chúng, đã sử dụng hoặc trao cho người khác có thể là công ty đối thủ hoặc cho bên thứ ba (người thân, bạn bè...) sử dụng những thông tin này để đầu tư, tham giá giao dịch có lợi cho mình mà không báo cáo với cơ quan quản lý.

Đối tượng thực hiện hành vi

Đối tượng thực hiện có thể có thể là cá nhân hay tổ chức, có thể là người trong nội bộ bộ máy quản lý của tổ chức phát hành. Họ nắm được các thông tin nội bộ nhờ vào tư cách quản lý, lãnh đạo, giám sát hoặc nhờ vào chức năng của họ trong tổ chức phát hành.

Các tác động tiêu cực

Thông tin nội bọ là những thông tin quan trọng, một khi nó bị phát tán ra ngoài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá chứng khoán, giá hợp đồng quyền chọn hoặc giá sản phẩm tài chính có liên quan.

Nguyên nhân và hình thức xử phạt

Nhằm thu lợi lớn về mình các đối tượng “giao dịch nội gián” đã không ngần ngại mua bán thông tin nội bộ cho người bên ngoài, bán chui mà không báo cáo với cơ quan quản lý, số cổ phiếu và thông tin nội bộ về các khoản giao dịch không hề công khai minh bạch.

Đối với đối tượng “giao dịch nội gián” sẽ phải chịu hình phạt vi phạm hành chính và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Luật Giao dịch chứng khoán thì: “Người biết rõ thông tin nội bộ hoặc người có thông tin nội bộ nếu mua, bán chứng khoán, tiết lộ thông tin này hoặc đề nghị người khác mua, bán chứng khoán thì bị phạt tiền, tịch thu các khoản thu trái pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.

Mức phạt tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính cho tổ chức vi phạm là 3 tỷ VNĐ, cá nhân vi phạm là 1,5 tỷ VNĐ và bị tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật do thực hiện hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán.

Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam có hành vi vi phạm. Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 18 tháng đến 24 tháng đối với người hành nghề chứng khoán có hành vi vi phạm.

Theo Điều 210 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định nội dung sau đây: “Người nào biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quĩ đại chúng đó mà sử dụng thông tin này để mua bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin này hoặc tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán trên cơ sở thông tin này, thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”

Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định pháp luật, đối với hành vi giao dịch nội gián có thể sẽ bị áp dụng các chế tài hành chính hoặc chế tài hình sự tùy theo mức độ vi phạm của hành vi.

Ví dụ

Ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC kiêm Chủ tịch hãng hàng không Bamboo Airways) và hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán".

Ngày 29/3 vừa rồi, thông tin từ Bộ Công an cho biết Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C01) tiến hành điều tra, xác minh đối với Trịnh Văn Quyết và các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan về hành vi Thao túng thị trường chứng khoán, Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán xảy ra ngày 10/1, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ông Trịnh Văn Quyết đã ủy quyền cho bà Vũ Đặng Hải Yến, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC thay mặt ông thực hiện các giao dịch chứng khoán. Ông Quyết đã vẽ ra một "kịch bản" khá tinh vi, chỉ đạo nhiều người cùng tham gia "thổi giá" cổ phiếu của chính tập đoàn mình nắm giữ lên một mức cao ngất ngưởng để "lùa gà" nhiều nhà đầu tư rồi "úp sọt" bán chui số cổ phiếu ông mua rẻ với mục đích hưởng lợi bất chính.

Bị can Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo nhiều người thân trong gia đình và một số người khác điều hành nhân viên Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty con sử dụng khoảng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức để thực hiện việc "làm giá". Những cá nhân này thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán FLC với tần suất lớn nhằm tạo ra cung cầu giả để đẩy giá lên cao.

Hành vi sai phạm thao túng thị trường chứng khoán của bị can Trịnh Văn Quyết bị xác định được thực hiện từ đầu tháng 12/2021 kéo dài đến phiên giao dịch ngày 10/1/2022 - phiên mà chủ tịch FLC bán chui 74,8 triệu cổ phiếu. Cụ thể, giá trị giao dịch cổ phiếu trong 3 quý đầu năm 2021 duy trì ở mức 2.000 - 4.800 tỷ đồng/quý. Tuy nhiên con số này bất ngờ tăng mạnh lên gần 11.300 tỷ đồng trong quý IV/2021, bằng một nửa giá trị giao dịch chứng khoán của cả năm 2020. Khi giá cổ phiếu FLC “đạt đỉnh”, ông Quyết chỉ đạo người thân bán ra 175 triệu cổ phiếu. Trong đó, số lượng đã

khớp lệnh là 74,8 triệu cổ phiếu, với giá trung bình là 22.500 đồng/cổ phiếu. Toàn bộ số cổ phiếu này được “bán chui”, không công bố trước khi thực hiện giao dịch. Nhờ “chiêu trò” trên, ông Quyết thu về gần 1.700 tỷ đồng sau khi bán cổ phiếu, hưởng lợi hơn 530 tỷ đồng. Ông Quyết bị phạt số tiền 1,5 tỉ đồng cùng với việc bị đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán trong 5 tháng.

Nguyễn Vân Giang (sinh năm 1981, cựu Giám đốc Công ty Chứng khoán

Ngân hàng Đông Á - chi nhánh Hà Nội) chịu mức án 3 năm tù về hành vi thao túng giá cổ phiếu CDO.

Tháng 8/2020, TAND TP Hà Nội xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thao túng giá cổ phiếu CDO với bị cáo Nguyễn Vân Giang (sinh năm 1981, cựu Giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á - chi nhánh Hà Nội).

Theo cáo trạng, bị cáo Nguyễn Vân Giang chỉ đạo một số nhân viên trực tiếp hoặc qua các môi giới khác mở 70 tài khoản tại 24 công ty chứng khoán. Giang nhờ tên của 40 cá nhân là người nhà, khách hàng, nhân viên, người quen đứng tên tài khoản.

Bị cáo trực tiếp sử dụng, quản lý các tài khoản này để xin cấp margin, bảo lãnh chậm nộp tiền hoặc vay các cá nhân khác để có nguồn tiền mua đi, bán lại mã cổ phiếu CDO nhằm tạo thanh khoản, đẩy giá cổ phiếu CDO, Báo Đầu tư đưa tin.

Với hành vi thao túng giá cổ phiếu CDO, có 572 nhà đầu tư bị thiệt hại số tiền 11,2 tỷ đồng. Trong đó có 33 nhà đầu tư yêu cầu bồi thường thiệt hại số tiền 1,8 tỷ đồng. Theo phán quyết của TAND TP Hà Nôi, bị cáo Nguyễn Vân Giang chịu mức án 17 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 3 năm tù về tội Thao túng giá chứng khoán.

Một phần của tài liệu Các khía cạnh tiêu cực của thị trường chứng khoán (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w