Giao dịch nội gián

Một phần của tài liệu Các khía cạnh tiêu cực của thị trường chứng khoán (Trang 26 - 32)

a, Khái niệm:

"Giao dịch nội gián" là những trường hợp người trong nội bộ tổ chức phát hành, hoặc những người do trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ nào đó mà có được

những thông tin chưa công bố ra công chúng, đã sử dụng hoặc trao cho người khác sử dụng những thông tin này dễ đầu tư, tham gia giao dịch có lợi cho mình.

Đối tượng để thực hiện hành vi giao dịch nội gián là những người trong nội bộ bộ máy quản lý của tổ chức phát hành. Họ nắm được các thông tin nội bộ nhờ vào tư cách thành viên của tổ chức quản lý, lãnh đạo, giám sát hoặc nhờ vào chức năng của họ trong tổ chức phát hành.

+ Thông tin nội bộ: là những thông tin quan trọng, chưa được công bố, liên quan đến một hoặc nhiều người phát hành, một hoặc nhiều người mua, bán chứng khoán có kỳ hạn, một hoặc nhiều sản phẩm tài chính đã được niêm yết, mà nếu thông tin đó được công bố sẽ có khả năng ảnh hưởng đến giá chứng khoán, giá hợp đồng quyền chọn, hoặc giá sản phẩm tài chính có liên quan.

+ Thông tin nội bộ bao gồm: những thay đổi lớn trong chính sách đầu tư quản lý của công ty niêm yết, giao dịch của công ty với ngân hàng bị đình chỉ, công ty gặp tổn thất do hiểm họa thiên nhiên, các vụ kiện tụng lớn, tình trạng phá sản hay thâu tóm của công ty, những khó khăn trong việc trả nợ của công ty, những thay đổi trong ban quản trị các kế hoạch sáp nhập, giải thể công ty,.. v.v

Mua bán nội gián được xem như là một hành vi phi đạo đức về mặt thương mại và đi ngược lại nguyên tắc: mọi nhà đầu tư phải có cơ hội như nhau. Tùy theo mức độ thiệt hại, theo luật Hình sự tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán sẽ bị phạt từ 100 - 500 triệu đồng và từ 6 tháng đến 3 năm tù giam. Nếu nghiêm trong hơn hoặc tái phạm sẽ bị phạt từ 2-7 năm và bị phạt từ 10–152 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề từ 1-5 năm.

b, Tác động tiêu cực của giao dịch nội gián:

 Đến nhà đầu tư:

Một số nhà đầu tư nắm được nhiều thông tin sẽ thu được lợi nhuận cá biệt cao hơn lợi nhuận thị trường: điều này là do các doanh nghiệp có những nguồn thông tin tốt chưa được công bố, do đó giá cổ phiếu trên thị trường của các doanh nghiệp này đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thực (undervalued). Tuy nhiên, một số nhà đầu tư, bằng cách này hay cách khác, nắm được những nguồn thông tin đó và mua vào cổ phiếu với giá rẻ, thu được lợi nhuận cá biệt cao hơn lợi nhuận của thị trường.

Một số nhà đầu tư nắm được ít thông tin sẽ phải bỏ ra chi phí cá biệt cao hơn chi phí thị trường: trái ngược với điều trên, những nhà đầu tư nắm được ít thông tin sẽ mua phải những cổ phiếu có giá thị trường cao hơn giá trị thực (overvalued) nên sẽ phải chịu chi phí cao hơn chi phí thị trường, thu lợi nhuận thấp và có thể thua lỗ.

Hệ quả là những nhà đầu tư có ít thông tin sẽ dần từ bỏ thị trường. Điều này sẽ tác động ngược trở lại những nhà đầu tư có nhiều thông tin (khi đó không có người mua thì họ sẽ không bán được cổ phiếu và thu về lợi nhuận như kỳ vọng) và những người này cũng sẽ chuyển hướng đầu tư sang những lĩnh vực khác hấp dẫn hơn.

 Đến doanh nghiệp:

Do tác động của bất cân xứng thông tin, các nhà đầu tư không còn niềm tin và động lực (về lợi nhuận) tham gia Thị trường Chứng khoán. Điều này khiến cho việc huy động vốn thông qua cổ phần hóa của các doanh nghiệp trở nên khó khăn, họ phải chuyển sang những hình thức huy động vốn khác như vay vốn ngân hàng hay phát hành trái phiếu... Những hình thức này làm tăng chi phí huy động vốn của doanh nghiệp và tác động đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ không còn động lực tham gia Thị trường tài chính nói chung và Thị trường Chứng khoán nói riêng.

 Đến sự phát triển của Thị trường chứng khoán:

+ Thứ nhất, do những tác động của bất cân xứng thông tin đến nhà đầu tư và doanh nghiệp khiến các thành phần kinh tế không còn niềm tin và động lực tham gia Thị trường Chứng khoán. Điều này ngăn cản sự phát triển của Thị trường Chứng khoán nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

+ Thứ hai, nhiều nhà đầu tư có thể lợi dụng lợi thế về thông tin của mình để làm giá một số loại cổ phiếu (thực tế, điều này thường xuyên diễn ra trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là đối với các cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội), tạo cung cầu ảo trên thị trường, tạo bong bóng và khiến thị trường tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ.

c, Nguyên nhân

Nghiên cứu về vấn đề này ông Nguyễn Hoàng Hải (TS, Tổng thư ký VAFI - Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam) cho biết: “Theo quy định thì các công ty niêm yết phải chuyển các tài liệu, thông tin về doanh nghiệp mình đến Trung tâm Giao dịch Chứng khoán để các trung tâm công bố. Khoảng thời gian từ lúc thông tin gửi về cho đến lúc được Trung tâm Giao dịch Chứng khoán công bố có khi kéo dài đến 4 - 5 ngày. Với quãng thời gian như vậy, những người nắm được các thông tin này hoàn toàn có thể đặt những lệnh mua, bán cổ phiếu để kiếm lợi nhờ biết trước thông tin so với các nhà đầu tư khác. Thực chất, đấy chính là giao dịch nội gián". Chính việc quy định tất cả thông tin đều phải về qua đầu mối này đã nảy sinh cơ chế “xin - cho” về thông tin, tự nhiên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán lại có thêm những quyền mới trong tay. Ví dụ như việc có được trước những thông tin về tỷ suất lợi nhuận cao của một công ty có

thể khiến những người này lợi dụng để gom khối lượng lớn cổ phiếu, chờ đến khi công bố thông tin, giá cổ phiếu tăng họ bán ra thu chênh lệch giá. Hay như với những công ty bị lỗ, người có thông tin hoàn toàn có thể quyết định bán sớm số cổ phiếu mà mình nắm giữ để tránh thiệt hại.

TS Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Kinh tế vĩ mô (Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương) cho rằng hệ quả của một thực trạng khá phổ biến tại Việt Nam với đa số thành viên Hội Đồng Quản Trị vẫn là những cổ đông lớn và trong nhiều công ty thì chủ tịch Hội Đồng Quản Trị còn kiêm nhiệm cả vị trí tổng giám đốc sẽ dẫn đến sự xuất hiện của một hệ thống quản trị tập quyền bị các cổ đông lớn thâu tóm.

Và có một thực tế thấy rõ là đa số các cổ đông lớn vẫn chưa có được những hành xử hợp lý trong công tác quản trị vì những lợi ích chung và vì sự phát triển bền vững của công ty.

Hệ thống công bố thông tin trên Trung tâm Chứng khoán còn thô sơ, mang tính hình thức các quy định về công bố thông tin vẫn còn nhiều kẽ hở, chưa chặt chẽ, chưa đủ tính răn đe và ý thức công khai thông tin của các nhà phát hành còn thấp.

Theo thông lệ quốc tế thì Sở Giao dịch chứng khoán là mô hình tự chủ và tự chịu trách nhiệm, ủy ban Chứng khoán nhà nước chỉ là cơ quan giám sát. Còn ở VN hiện nay, các Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đang là những đơn vị hành chính sự nghiệp mà chủ quản chính là Uỷ ban Chứng khoán nhà nước. Vừa giữ vai trò giám sát, vừa giữ vai trò chủ quản, Ủy ban Chứng khoán nhà nước khiến các TTGDCK không thể hoạt động theo cách thức chuyên nghiệp và độc lập.

Cơ chế xử lý các hành vi sai phạm còn nhiều cái “không”

Qua số liệu thanh tra, giám sát thị trường của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng như cách thức xử lý vụ việc bán chui cổ phiếu đình đám vừa qua, dễ dàng nhận thấy sự sốt sắng của các cơ quan quản lý trong việc thực thi kỷ luật thị trường. Các quy định về xử lý vi phạm hành chính, hình sự đối với các vi phạm trên thị trường nói chung và đối với vi phạm về công bố thông tin của người nội bộ nói riêng cũng có nhiều sự sửa đổi, nâng mức chế tài lên nhiều lần. Tuy nhiên, người viết cho rằng cơ chế xử lý hiện tại, đặc biệt là trong vụ việc của ông Trịnh Văn Quyết vừa qua vẫn còn đang ở trong tình trạng “nhiều không”: không đủ cơ sở pháp lý, không công bằng, không có sức răn đe, không có cơ chế bồi thường thiệt hại. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho những vi phạm này trở nên phổ biến, có trường hợp tái phạm nhiều lần.

Bên cạnh những trường hợp giao dịch chui bị phát hiện, hiện tượng lãnh đạo các công ty đại chúng mua bán cổ phiếu cũng đang diễn ra khá nhiễu nhương. Thật không khó để có thể tìm thấy những thông tin về lãnh đạo công ty “mua đáy, bán đỉnh” lời hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỉ đồng. Hay có trường hợp báo cáo, công bố thông tin về ý định mua bán nhưng kết quả giao dịch bằng không với lý do không thể khớp lệnh. Không ít lần, nhà đầu tư cảm thấy như bị đánh úp bởi chính các lãnh đạo mà họ đã từng gửi gắm niềm tin. Qua đó cho thấy, dù là giao dịch chui hay được tiến hành hợp pháp, công khai thì việc các lãnh đạo công ty tiến hành giao dịch cổ phiếu đều tạo nên những lo ngại từ phía cộng đồng nhà đầu tư và luôn tiềm ẩn những rủi ro về sự không công bằng, đặc biệt là nguy cơ giao dịch nội gián.

d, Ví dụ:

 Công ty TNHH Ứng dụng công nghệ Việt Nhật (địa chỉ tại LP3-SL17 đường Long Phú 3, khu đô thị Vinhomes Thăng Long, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội), bị phạt hành chính theo Quyết định số 206/QĐ-XPVPHC, số tiền 60 triệu đồng, vì công bố thông tin không đúng thời hạn khi không còn là cổ đông lớn.

Ngày 8/12/2020, Công ty TNHH Ứng dụng công nghệ Việt Nhật - cổ đông lớn của Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 4 (mã chứng khoán: DT4) đã bán 36.200 cổ phiếu DT4 dẫn đến thay đổi tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu sau giao dịch giảm từ 7% xuống 3,88% số cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết của Công ty cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 4 (mã chứng khoán: DT4). Tuy nhiên, ngày 2/6/2021, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội mới nhận được công bố thông tin khi không còn là cổ đông lớn của Công ty TNHH Ứng dụng công nghệ Việt Nhật.

 Ngày 27/7/2021, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Vũ Xuân Thủy Sơn (địa chỉ tại tổ 24 Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) theo Quyết định số 204/QĐ-XPVPHC, số tiền 20 triệu đồng vì không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch. Cụ thể, ông Vũ Xuân Thủy Sơn, Phó Giám đốc Kiểm toán nội bộ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (mã chứng khoán: SHB) thực hiện giao dịch bán 20.000 cổ phiếu SHB (tương ứng 200.000.000 đồng theo mệnh giá) ngày 05/3/2021 nhưng không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch.

 Cũng trong ngày 27/7/2021, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố thông tin về việc đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với ông Trần Ngọc Bê (Hà Nội), với số tiền phạt 940,35 triệu đồng. Nguyên nhân là ông Bê không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch, trong khi ông là anh rể của một lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần

Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã chứng khoán VPB). Cụ thể, ông Bê đã mua 1.481.200 triệu cổ phiếu VPB, bán 59.000 cổ phiếu VPB trong tháng 1/2021, mua 1.880.700 triệu cổ phiếu VPB trong tháng 2/2021, mua 59.000 cổ phiếu VPB ngày 03/3/2021 nhưng không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch. Ngoài phạt hành chính, ông Bê còn bị phạt bổ sung là bị đình chỉ giao dịch chứng khoán trong 4 tháng. Quyết định có hiệu lực từ ngày 23/7/2021.

 Ngày 22.12.2021, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với ông Đinh Văn Quân (địa chỉ tại tập thể Đa Sỹ, Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội) theo Quyết định số 903/QĐ-XPVPHC, tổng số tiền 90 triệu đồng do từ ngày 26/2/2019 đến ngày 06/5/2019, ông Đinh Văn Quân đã mua và bán cổ phiếu SHI của CTCP Quốc tế Sơn Hà nhưng không công bố thông tin, báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng, khi có thay đổi về số lượng cổ phiếu sở hữu vượt quá các ngưỡng 1% và khi không còn là cổ đông lớn.

 Ngay đầu năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam đã được một phen trao đảo khi ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC, giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC, niêm yết tại HoSE) nhưng không báo cáo, không công bố thông tin với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) về việc dự kiến giao dịch trước khi thực hiện giao dịch. Thông báo đăng ký bán cổ phiếu trong thời gian 10/1- 17/1 của ông Trịnh Văn Quyết được gửi đi vào ngày 5/1 nhưng trên website của HOSE vẫn chưa có thông báo, còn website của FLC cũng mới đăng văn bản lên trong tối ngày 10/1 (đã chỉnh sửa thành sáng ngày 5/1), một thông tin quan trọng như vậy nhưng chỉ vào website công ty này mới thấy.

Trước giao dịch ông Quyết nắm giữ 215 triệu cổ phiếu FLC tương ứng 30,34% vốn điều lệ doanh nghiệp. Trong phiên giao dịch ngày 10/1, cổ phiếu FLC của CTCP Tập đoàn FLC đã lập kỷ lục về thanh khoản khi khớp lệnh xấp xỉ 135 triệu cổ phiếu, cao kỷ lục từ khi niêm yết tới nay. Hiện FLC có 710 triệu cổ phiếu đang lưu hành, như vậy, riêng lượng giao dịch trong phiên 10/1 lên tới 19% tổng lường cổ phiếu của công ty. Không những vậy, thanh khoản FLC còn chiếm tới gần 10% thanh khoản sàn HoSE. Đà tăng của FLC là một trong những diễn biến đáng chú ý trên thị trường chứng khoán thời gian gần đây. Từ tháng 8/2021, cổ phiếu này bắt đầu tăng mạnh và gấp đôi thị giá chỉ sau gần nửa năm. So với đầu năm 2021, thị giá cổ phiếu còn ghi nhận mức tăng ấn tượng hơn. Tính từ đầu năm 2021, cổ phiếu FLC đã tăng giá gần 365%, từ 4.550 đồng/cổ phiếu lên hơn 21.000 đồng/cổ phiếu. Khởi đầu phiên 10/1 ở giá trần 24.100 đồng/cổ phiếu, tuy nhiên giá cổ phiếu FLC trong phiên có thời điểm

rớt về mức giá sàn 21.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu này chốt phiên ở mức 21.150 đồng/cổ phiếu, tương ứng giảm hơn 6%.

Cũng trong thời gian đó, CTCP xây dựng FLC Faros (ROS) do ông Quyết làm chủ tịch hội đồng quản trị cũng bị "dính chàm" khi SSC ra quyết định xử phạt với cùng nguyên nhân đã "bán chui" hơn 13,69 triệu AMD (CTCP đầu tư và khoáng sản AMD Group). Thời điểm đó nếu ROS mua lại cổ phiếu AMD thì có thể thu được hơn 136 tỷ đồng, song mức phạt chỉ 130 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Các khía cạnh tiêu cực của thị trường chứng khoán (Trang 26 - 32)