Các hành vi tiêu cực khác:

Một phần của tài liệu Các khía cạnh tiêu cực của thị trường chứng khoán (Trang 32 - 36)

2.2.3.1 Bán Khống

Ở nhiều nước, bán khống chứng khoán, hay còn gọi là bán khống (short-selling), là một hoạt động đầu tư đã được pháp luật cho phép và trở thành một trong những nhân tố tạo nên sự sôi động của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, hoạt động này cũng có thể gây nên những hiệu ứng tiêu cực nhất định như: tăng nguy cơ thua lỗ cho nhà đầu tư, tạo áp lực giảm giá chứng khoán... Chính vì vậy, tại Việt Nam, theo quy định của pháp luật hiện hành thì nhà đầu tư vẫn chưa được phép thực hiện hoạt động này. Thế nhưng, trên thực tế hoạt động bán khống chứng khoán vẫn âm thầm diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau mà cơ quan quản lý vẫn chưa có một cơ chế hữu hiệu để phát hiện và xử lý. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính hiệu quả trong quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, tính công bằng và minh bạch của thị trường.

a. Khái niệm:

Bán khống thực chất là hoạt động bán cổ phiếu mà người bán không sở hữu vào thời điểm thực hiện giao dịch. Khi bán khống, chứng khoán thường được mượn từ tài khoản của nhà môi giới và bán trong trường hợp dự đoán giá chứng khoán giảm, và mua lại với giá thấp hơn trong tương lai nhằm thu lợi. Câu ngạn ngữ “Mua thấp, bán cao” có thể áp dụng để nói tới một giao dịch bán khống. Đây chỉ là lệnh giao dịch được đảo ngược trong trường hợp bán khống - cổ phiếu được bán với mức giá cao và được mua lại sau đó với mức giá thấp hơn theo kỳ vọng của người bán khống.Một giao dịch bán khống điển hình gồm có 3 bên tham gia (Người chủ hay người cho vay chứng khoán; Người bán khống và Người mua mới), không giống như giao dịch mua bán cổ phiếu bình thường chỉ bao gồm có 2 bên là người mua và người bán.Một người bán khống được yêu cầu phải mở tài khoản ký quỹ với nhà môi giới và ký một hợp đồng trong đó nêu rõ rằng anh ta sẽ duy trì một khoản ký quỹ bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu để làm thế chấp. Tài khoản ký quỹ cho phép anh ta có thể vay chứng khoán từ môi giới, dựa trên giá trị danh mục của anh ta (thông thường là ít nhất 50% giá trị giao dịch bán khống).

b. Các loại hình bán khống

Bán khống có 2 loại:

Naked short selling hay còn gọi là bán khống vô căn cứ, là việc người bán bán cổ phiếu mà không sở hữu mà không có cổ phiếu nào trong tay để thanh toán cho giao dịch. Giao dịch này không bị tính phí đi vay vì đã không vay cổ phiếu mà đã bán; tuy nhiên, thông thường phải chịu phí mà môi giới yêu cầu để nắm giữ vị thế mở. Khi đến thời điểm phải tất toán vị thế đoản ( short position), người bán khống phải tìm kiếm một số lượng cổ phiếu tương đương sẵn có để có thể mua lại chúng và đóng vị thế đoản. Bán khống vô căn cứ thường được sử dụng cho giao dịch trong ngày, khi mà các vị thế được mở và đóng ở một vài thời điểm trong một ngày. Tương tự nếu nhà tạo lập thị trường không có đủ một nguồn cung cổ phiếu để đáp ứng yêu cầu của khách hàng khi họ cần thì nhà tạo lập thị trường có thể sử dụng bán khống vô căn cứ để đáp ứng nhu cầu đó;

Covered short selling hay bán khống có bảo chứng thường bao gồm hàng loạt các giao dịch. Giai đoạn đầu tiên, người bán khống thường đi vay cổ phiếu họ cần để bán khống để chúng có thể được giao cho người mua khi thanh toán. Người bán khống sẽ nhận tiền từ việc bán cổ phiếu. Tiếp theo, giai đoạn hai, người bán thực hiện bán khống cổ phiếu. Giai đoạn ba, xảy ra vào thời điểm trong tương lai, anh ta mua lại đúng số lượng cổ phiếu mà anh ta đã vay để trả lại người cho vay. Giai đoạn bốn, các cổ phiếu được trả về người cho vay và các giao dịch được hoàn thành.

Ngoài thị trường giao ngay, bán khống cũng có thể được tiến hành đối với một số công cụ phái sinh, mặc dù một vài phương pháp ở đây được phòng ngừa bằng cách bán trên thị trường giao ngay. Ví dụ, đoản thế có thể được thực hiện thông qua hợp đồng tương lai (HĐTL) cổ phiếu riêng lẻ, HĐTL chỉ số, hợp đồng quyền chọn… Cách hữu hiệu để vay mượn chứng khoán có thể là một công cụ quan trọng để thực hiện bán khống.

c. Bán khống chứng khoán gồm các bước cơ bản:

Bước 1: Nhà đầu tư mở một giao dịch bằng cách mượn chứng khoán, thường là từ một đại lý môi giới.

Bước 2: Thực hiện lệnh bán số chứng khoán đã mượn trên thị trường. Để thực hiện lệnh bán, nhà giao dịch phải có tài khoản ký quỹ và thường sẽ phải trả lãi cho giá trị của các chứng khoán đã vay trong khi giao dịch đang được thực hiện.

Bước 3: Đợi chứng khoán giảm giá và sau đó, để đóng giao dịch, nhà đầu tư mua lại số chứng khoán đã bán trên thị trường với mức giá thấp hơn giá đã mượn.

Bước 4: Trả lại chứng khoán cho người cho mượn hoặc nhà môi giới và thu lời từ mức giá chênh lệch. Nhà giao dịch phải chịu bất kỳ khoản lãi nào được tính bởi nhà môi giới hoặc tiền hoa hồng tính trên các giao dịch.

Bán khống có thể gây ra tình trạng giảm giá chứng khoán trong ngắn hạn và tăng giá trong dài hạn vì khi đến hạn, nhà đầu tư phải mua chứng khoán để hoàn trả số chứng khoán đã bán khống trước đó

Bán khống làm tăng cung nên nó đặc biệt gây nguy hiểm cho thị trường chứng khoán trong giai đoạn suy thoái. Bán khống làm cho giá chứng khoán càng suy giảm nặng nề và gây hoảng loạn cho các nhà đầu tư khác.

e. Ví dụ về bán khống chứng khoán

Cổ phiếu ASA bị HNX hủy niêm yết từ ngày 13/6/2019 do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, chuyển xuống giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom từ ngày 21/6/2019 và bị đưa vào diện hạn chế giao dịch (chỉ được giao dịch vào thứ 6 hàng tuần) do tổ chức đăng ký giao dịch có chứng khoán bị hủy niêm yết.

Trong quá trình giám sát, kiểm tra, Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước đã phát hiện có một số dấu hiệu bất thường trong báo cáo tài chính, từ đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ tăng vốn từ 30 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng của Công Ty cổ phần ASA và giao dịch cổ phiếu ASA nên đã phối hợp, đề nghị Cục Cảnh sát kinh tế – Bộ Công an xác minh, làm rõ.Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần ASA và các đơn vị liên quan" và 7 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần ASA (mã Ck: ASA, UPCOM) từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ tăng vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng của ASA. Ông Nguyễn Văn Nam – nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công Ty cổ phần ASA, đã thực hiện hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu để tăng khống 7 triệu cổ phiếu ASA, tương đương 70 tỷ đồng từ đợt phát hành tăng vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng của Công Ty cổ phần ASA.

24/1/2022 ông Nguyễn Văn Nam - cựu giám đốc Công ty cổ phần liên doanh SANA WMT (nay là Công ty cổ phần ASA) - đã bị bắt vì hành vi làm giả tài liệu để tăng khống 7 triệu cổ phiếu ASA, tương đương 70 tỉ đồng. Ông Nam bị cáo buộc niêm yết bổ sung 7 triệu cổ phiếu ASA tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội để bán và thu tiền bất chính.

2.2.3.1 Kinh doanh chộp giật kiểu “ rải đinh”

a. Khái niệm

Kinh doanh chộp giật kiểu “rải đinh: là hình thức lợi dụng sự sơ hở trong quản lý tài khoản, những người đầu cơ đã tạo ra nhiều tài khoản riêng đứng tên những người khác nhau. Khi thực hiện lệnh mua hoặc bán, họ đặt giá ở nhiều cấp độ khác nhau.

b. Cách thức kinh doanh chộp giật kiểu “rải đinh”

Chiêu thức "rải đinh" trên sàn được nhà đầu tư (nhà đầu tư ) "già dặn" áp dụng nhiều nhất để làm giá trên thị trường. Trên bảng giao dịch chỉ thể hiện 3 giá mua cao nhất của các loại cổ phiếu. Khi đó, dù là nhà đầu tư có số vốn dồi dào hay nhà đầu tư có số vốn ít đều có thể lợi dụng điều này để trục lợi trên sàn giao dịch.Ở đây, yếu tố trục lợi

được xem là hợp pháp khi nhà đầu tư có thể có cổ phiếu với giá mua là thấp nhất khi không muốn mua với giá trần. điều này đã làm những lệnh mua khác hoàn toàn bị khuất dạng.Và từ đây, nhà đầu tư đấu giá với nhau không còn bị chi phối bởi bảng giao dịch. Khi sử dụng cách thức này, chưa hẳn những nhà đầu tư chủ động đưa những lệnh mua giả có thể mua được cổ phiếu với giá ưng ý, kế hoạch hoàn toàn bị phá sản khi nhà đầu tư có số vốn lớn nhảy vào đặt lệnh mua với số lượng cổ phiếu lớn. Theo quy tắc khớp lệnh trên sàn chứng khoán, mức giá đạt được khi khối lượng giao dịch lớn. Do đó, những cây "đinh nhỏ" lúc này được xếp vào hàng "đinh gỉ" và nhường chỗ cho những cây "đinhlớn" ở những mức giá nhỏ hơn. Đó là thủ thuật làm cho nhiều đối thủ khác không thấy được giá mua thật.

Còn ngược lại, để che đi giá bán thật của một loại cổ phiếu, nhà đầu tư vẫn sẽ đặt bán ở 3 mức giá sàn thấp nhất. để che đi lệnh bán, nhà đầu tư có thể đặt ở 3 mức giá bán, mỗi một lô vẫn chỉ 10 cổ phiếu. lúc này, lệnh bán thật hoàn toàn bị phủ sau tấm bảng giao dịch. Chiêu thức "rải đinh" được nhà đầu tư áp dụng trên sàn giao dịch nhiều nhất khi không muốn bán cổ phiếu ở mức giá sàn và kỳ vọng bán được cổ phiếu ở mức cao hơn. phương pháp "rải đinh" sẽ bị vô hiệu hóa khi nhà đầu tư nào đó đặt bán hoặc mua cổ phiếu ngay giá trần hoặc ngay giá sàn thì xem như phương pháp trên mất tác dụng.Nắm bắt nguyên tắc so sánh số lệnh để khớp lệnh ở mức giá gần nhất, nhà đầu tư tung ra một chuỗi lệnh với khối lượng giao dịch lớn từ thấp đến cao, ở nhiều mức giá. khi đặt lệnh giao dịch này, nhà đầu tư không cần phải đặt mua cả một khối lượng lớn cổ phiếu của một mức giá.Việc làm này khiến không ít nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm cho rằng cổ phiếu đang xuống thấp hoặc lên cao ở các mức độ an toàn, có thể mua vào hoặc bán ra vào thời điểm đó là hợp lý. Khi những nhà đầu tư “ non nớt” làm việc trên thì các nhà đầu cơ dựa vào nhiều tài khoản khác mà họ đã lập sẵn để mua vào hoặc bán ra theo kế hoạch mà họ đã sắp đặt trước.

c.Ví dụ

Vào các ngày đầu tháng 3/2007 hàng loạt cổ phiếu từ blue-chip tới pennystock (cổ phiếu giá trung bình và rẻ) đồng loạt tăng giá kịch trần và trở nên rất khan hiếm, đặc biệt là vào thời điểm cuối các phiên hoặc cuối các đợt giao dịch.Không ít cổ phiếu trong các phiên trên không được bán ra. Tuy nhiên, trong 3 phiên giao dịch ngày 13, 14, 15/3 hàng loạt cổ phiếu niêm yết đồng loạt giảm giá kịch sàn, xuất hiện một cuộc “tháo chạy” gần như chưa từng có trong tiền lệ của ngành chứng khoán Việt Nam.Họ nắm được tâm lý của các nhà đầu tư mới chân ướt chân ráo lên sàn giao dịch sau tết Nguyên đán là: “Phải mua cổ phiếu bằng mọi giá” nên các “đại gia” đã thi nhau đặt các lệnh giao dịch mua ảo nhằm “ru ngủ” các nhà đầu tư “thiêu thân” khiến những đối tượng này cứ nghĩ rằng, mua cổ phiếu hôm trước, hôm sau tăng kịch trần là đã có lãi nên không ngớt đặt lệnh mua giá cao càng khiến cho cổ phiếu tăng giá và khan hiếm

hơn.Lợi dụng hệ thống công nghệ thông tin yếu kém, những người đầu cơ cố tạo ra các giao dịch giả tạo này bằng cách thực hiện hàng ngàn lệnh mua hoặc bán khác nhau vào thời điểm áp chót của phiên khiến lệnh không thể thực hiện được và cũng không thể khớp lệnh.

Một phần của tài liệu Các khía cạnh tiêu cực của thị trường chứng khoán (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w