Tác động cuộc chiến

Một phần của tài liệu CUỘC CHIẾN BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1979 1989 (Trang 30 - 31)

Tình hình biên giới:

Các trận tập kích trả đũa lẫn nhau khiến cho tình hình biên giới Việt - Trung trở nên căng thẳng, trở thành điểm nóng của khu vực. Các cuộc tập kính sau năm 1979 tuy không lớn nhưng mang tính đe dọa, rình rập làm người dân biên giới luôn trong tình trạng căng thẳng, lo sợ, lực lượng biên phòng phải dành toàn lực canh giữ từng vùng đất, luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo toàn lãnh thổ.

Tình hình kinh tế:

Theo hướng tiêu cực, tình hình khi đó làm cho Việt Nam bị Trung Quốc, ASEAN và Mỹ bao vây, cấm vận, nền kinh tế trong thời điểm đó không thể nhúc nhích ra khỏi biên giới. Nó còn làm cho kinh tế Việt Nam phát triền chậm lại ít nhất là 10 năm.

Theo hướng tích cực, hoành cảnh khu đó còn là bài học để Việt Nam nhận định rõ hơn về điểm mạnh cũng như điểm yếu của nền kinh tế nước nhà trong thời điểm đó. Cũng là cơ hội để có chiến lược đúng đắn phát triển kinh tế trong nước ổn định, bớt lệ thuộc vào các nước trong và ngoài khu vực.

Tình hình chính trị:

Cuộc chiến 10 năm khiến tình hình chính trị trong khu vực đã bất ổn lại càng thêm bất ổn. Hết cuộc chiến tranh Đông Dương này đến cuộc chiến tranh Đông Dương khác khiến nơi đây trở thành vùng nóng chiến tranh. Những điều này vô hình chung đã kéo lùi các nỗ lực ngoại giao của Việt Nam trong việc hội nhập với quốc tế.

Tình hình quân sự:

Cuộc chiến đã khiến Việt Nam phải duy trì thường xuyên là liên tục lực lượng quân chính quy lớn. Cùng với đó là chi cho ngân sách quốc phòng luôn cao trong khi đất nước đang khốn khó trăm bề. Điều này gây tác động không khỏ tới các hoạt động phát triển kinh tế của mình.

Một phần của tài liệu CUỘC CHIẾN BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1979 1989 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)