Về phía Việt Nam, mục tiêu cao nhất là bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ, tính độc lập trong đường lối đối ngoại. Mục tiêu này thể hiện rõ trong Tuyên bố đáp lại của Chính phủ CHXHCN Việt Nam ngày 18/2/1979:
“Trung Quốc đã mở ra một cuộc chiến tranh xâm lược trên suốt chiều dài biên giới
của nước ta. Sáng sớm ngày 17 tháng 2 năm 1979, những kẻ cầm quyền Trung Quốc đã … mở ra một cuộc chiến xâm lược vào lãnh thổ nước ta dọc theo biên giới từ Phong Thổ, Lai Châu đến thành phố Móng Cái, Quảng Ninh. Chúng dùng pháo binh tầm xa bắn bừa bãi vào các thành phố, thị trấn, các khu dân cư và làng xã đông đúc nhằm mở đường cho các đơn vị xe bọc sắt và bộ binh để mở những cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ nước ta. …Cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc tại biên giới phía Bắc của Tổ quốc đã bắt đầu. Các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc các vùng biên giới đang gìn giữ truyền thống anh hùng quyết tâm chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng, kiên quyết đánh trả bọn xâm lược Trung Quốc từ ngay trận đánh đầu tiên trên tuyến đầu của tổ quốc”.
Với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, nhân dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu để bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Đến năm 1989, quân Trung Quốc đã rút hết ra khỏi lãnh thổ đất nước ta.
đất nước. Việt Nam đã thành công trong cứu mình, cứu dân tộc Campuchia khỏi nạn diệt chủng của Khmer Đỏ.
Đồng thời, chúng ta cũng đánh bại về mặt chiến thuật lực lượng của Trung Quốc mà vẫn bảo toàn được các lực lượng chính quy, không phải rút quân từ Campuchia hay phải tổng động viên sâu rộng, gây tốn kém.
Tuy nhiên, cũng bởi phải gánh trên mình hai cuộc chiến kéo dài mà các mục tiêu kinh tế 5 năm trong giai đoạn này bị ảnh hưởng, làm cho nền kinh tế vốn đã bộc lộ yếu kém càng thêm trì trệ.
Sau cuộc chiến này, Việt Nam đã rút ra được bài học lớn nhất là luôn cảnh giác trong bất kỳ trường hợp nào. Bài học này còn có thể cảnh tỉnh đối với các nước trên thế giới, chỉ có con đường hợp tác hòa bình, vì lợi ích chính đáng của các bên, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau mới là con đường bền vững, lâu dài, phù hợp với mong muốn của nhân loại tiến bộ.